Các lễ hội truyền thống ở Huế

Cố đô Huế là vùng đất có truyền thống văn hóa phong phú và đặc sắc với các lễ hội dân gian. Những lễ hội có từ lâu đời tại Huế được tổ chức rất công phu, bài bản chắc chắn sẽ để lại trong lòng du khách sự thích thú và những ấn tượng khó phai. Cùng chúng tôi điểm qua các lễ hội truyền thống ở Huế để hiểu thêm về mảnh đất được coi kinh đô của triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam nhé.

Có thể bạn cũng quan tâm:

Các lễ hội truyền thống ở Huế
Các lễ hội & Sự kiện Huế là một phần không thể thiếu trong truyền thống và bản sắc văn hóa đầy màu sắc của du lịch Huế.

Lễ điện Hòn Chén

Nghi lễ tại Ðiện Hòn Chén rất long trọng. Dân làng tổ chức tế tại đình, trước ngày chánh tế có lễ nghinh thần để rước tất cả các vị thần trong làng về đình. Ðám rước Thánh Mẫu Thiên Y A Na từ Huệ Nam đến đình làng Hải Cát được tổ chức trọng thể hơn cả. Lễ hội giống như một festival về văn hóa dân gian trên sông Hương, tấp nập những chiếc “bằng” (thuyền kết đôi) với cờ phướn, hương án đủ màu sắc, hành hương về điện Hòn Chén, nơi thờ Thánh Mẫu. Tại khu vực điện sẽ diễn ra Thánh Mẫu tuần du làng Hải Cát, lễ tế làng Hải Cát, lễ cung nghinh Thánh Mẫu hồi loan về điện, lễ phóng sanh, phóng đăng…

Lễ hội điện Hòn Chén Các lễ hội truyền thống ở Huế
Lễ hội điện Hòn Chén – Lễ hội truyền thống ở Huế.

Ðám rước cử hành trên những chiếc “bằng”. Trên mỗi bằng có bàn thờ Thánh Mẫu cùng với long kiệu. Trên long kiệu có hòm sắc của vua ban, liền kế đó là một bằng khác có bàn thờ, kiệu và hòm sắc của nhị vị thượng Ngàn và Thuỷ Cung Thánh Mẫu. Sau đó là những chiếc bằng chở các tự khí, tàn tán cờ quạt.

Trải qua những thăng trầm lịch sử, những năm gần đây lễ hội truyền thống này đã được phục hồi theo các tập tục truyền thống mang đậm màu sắc văn hóa dân gian địa phương. Lễ hội điện Hòn Chén còn được gọi là Lễ Vía Mẹ, không chỉ là của những tín đồ Thiên Tiên Thanh Giáo, mà còn là của những người theo đạo thờ Mẹ, đạo hiếu, đạo làm người. Cho nên có thể nói việc phục hồi lễ hội điện Hòn Chén là phục hồi một giá trị văn hóa truyền thống của một vùng đất.

Hội đua ghe truyền thống

Hội đua ghe truyền thống tỉnh TT- Huế là một ngày lễ hội mới được tổ chức sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam 1975. Hội được tổ chức trong một ngày, nhằm ngày lễ Quốc Khánh 02-9 (dương lịch) hằng năm. Địa điểm đua là bờ Sông Hương trước trường Quốc Học.

Đua ghe Các lễ hội truyền thống ở Huế
Lễ hội đua ghe – Nét đặc sắc của lễ hội miền sông nước.

Hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên nam nữ có cơ hội thi tài trên sông nước, qua đó rèn luyện tăng cường bảo vệ sức khỏe và tạo không khí vui tươi lành mạnh cho nhân dân. Lễ hội đua ghe truyền thống Huế khác hẳn so với các nơi khác trên toàn quốc, bây giờ hầu như đua thuyền trên toàn quốc thì người ta đua theo các cự ly ví dụ như các cự ly 800m, 1000m, 3000m. Còn ngày xưa thì khác hẳn, vận động viên xuất phát từ một lần, khi ra lộn vè rốn 360 độ rồi đi về vè thượng, lộn vè hạ rồi đua 3 vòng 6 tráo khoảng 3km.

Lễ hội cầu ngư Thái Dương Hạ

Lễ hội truyền thống này được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng hằng năm để tưởng nhớ vị thành hoàng của làng là Trương Quý Công(biệt danh của Trương Thiều), người gốc miền Bắc, có công bày cho dân nghề đánh cá và buôn bán ghe mành.

Lễ hội cầu ngư Các lễ hội truyền thống ở Huế
Lễ hội cầu ngư – Lễ hội truyền thống ở Huế nhằm cầu cho ngư dân được mùa biển.

Hội này có lệ đặc biệt là cứ ba năm một lần tổ chức các trò diễn tả những sinh hoạt nghề biển. Tại sân đình người ta làm “trò bủa lưới”, diễn tả cách bủa lưới trên bờ. Đây là một lễ hội lớn của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hội vật Làng Sình

Được tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, Lễ hội đấu Vật làng Sình được tổ chức tại khu vực đình làng Lại Ân (còn gọi là làng Sình), xã Phú Mậu, Phú Vang, TT- Huế. Một lễ hội truyền thống ở Huế để cầu sức khỏe, sự bình an, mùa màng bội thu, cũng là dịp để giải trí ngày đầu Xuân và khuyến khích thanh niên rèn luyện sức khỏe, lòng dũng cảm.

Lễ hội vật Làng Sình Các lễ hội truyền thống ở Huế
Hội vật Làng Sình đề cao sự đồng đội và tinh thần thượng võ, không đặt nặng thắng thua, các đô vật không được ra các đòn đánh nguy hiểm đến tính mạng và tất cả các đô vật lên sới đều được nhận phần thưởng.

Thể thức thi đấu của hội vật Làng Sình cũng có nhiều thay đổi. Nếu như xưa kia, người chiến thắng của giải là người thắng mọi đối thủ thách đấu đến phút cuối thì ngày nay, hội vật chia ra làm các cặp thi đấu, người chiến thắng là người chiến thắng ở trận đấu chung kết.

Hội chợ xuân Gia Lạc

Chợ xuân Gia Lạc ở xã Phú Thượng (Phú Vang, Thừa Thiên Huế), cách trung tâm TP. Huế chừng 3 km. Khác với những phiên chợ bình thường khác, chợ Xuân gia lạc lại họp vào ngày mùng 1 tết đầu năm. Những người đi chợ không quan trọng việc mua bán lỗ lãi mà chỉ coi đây là một dịp đi du xuân, cầu may. Cũng bởi vì vậy mà nó phiên chợ có tên là Gia Lạc (có nghĩa là vui tươi).

Chợ lập được từ thời vua Minh Mạng (1820-1840) do Ðịnh Viễn Công Nguyễn Phước Binh, con thứ tư của vua Gia Long. Lúc đầu chợ chỉ họp nhóm trong giới hạn thân nhân nơi phủ đệ của ông nhằm trao đổi hàng hóa, vui chơi.

Hội chợ Gia Lạc Các lễ hội truyền thống ở Huế
Hội chợ Gia Lạc.

Hàng mua bán ở chợ Gia Lạc cũng rất phong phú, thay đổi theo mỗi năm: từ những đồ gia dụng đến đồ chơi trẻ em, và cả đồ ăn thức uống. Ai có thứ gì muốn bán thì đem ra bán, từ đồ gia dụng hàng ngày như chén bát, cơi trầu, bộ chén ấm uống trà cũ, quả hộp, quần áo may sẵn đến đồ chơi trẻ em, bánh trái, hoa quả.

Ngoài ra, trong phiên chợ còn có nhiều hoạt động văn hóa truyền thống thú vị đặc trưng của xứ Huế như chơi bài chòi, bài ghế, hò giã gạo, bài thái…

Ngoài ra, tại những làng quê còn có rất nhiều lễ hội truyền thống ở Huế khác nữa, nếu có dịp hãy thử tự mình khám phá để hiểu hơn về vùng đất này nhé. Thiết nghĩ, trải nghiệm những lễ hội này sẽ mang lại cho du khách thêm những hiểu biết về nét đặc trưng của lịch sử đất nước và thêm yêu quê hương đất nước !!

Tham khảo một số tour du lịch Huế đang hot của Elephant Tour:

Dịch vụ cho thuê xe miền Trung

Danh mục

Bài viết mới nhất


zalo-icon