Khám phá Địa Đạo Vịnh Mốc: Ngôi làng dưới lòng đất

Giới thiệu về Địa Đạo Vịnh Mốc

Địa đạo Vịnh Mốc tọa lạc tại thôn Vịnh Mốc, xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị. Đây là một công trình quân – dân sự trong Chiến tranh Việt Nam của phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhằm chống lại các cuộc tấn công của phía Việt Nam Cộng hòa và Hợp chúng quốc Hoa Kỳ. Hệ thống địa đạo tồn tại ở phía Bắc sông Bến Hải, cầu Hiền Lương trong suốt những năm 1965-1972.

Địa Đạo Vịnh Mốc được ví như lâu đài cổ trong lòng đất, là một trong những thành tựu kỹ thuật vĩ đại nhất của thế kỷ XX, nơi hàng trăm người dân vùng đất lửa sinh sống trong suốt hơn 2 nghìn ngày đêm trong thời mưa bom bão đạn.

Địa đạo Vịnh Mốc nằm trong hệ thống các điểm du lịch khu phi quân sự trước đây trong chiến tranh Việt Nam, đã được công nhận là di tích lịch sử Việt Nam. Khu bảo tàng địa đạo Vịnh Mốc chính thức mở cửa đón khách từ năm 1995, đến nay đã thu hút được một lượng du khách lớn.

Lịch sử hình thành và quá trình xây dựng Địa Đạo Vịnh Mốc

Trong những năm 1960, chính quyền Việt Nam Cộng hòa của Ngô Đình Diệm không tôn trọng hiệp định Genève, 1954 và không tiến hành tổng tuyển cử như dự định. Cùng với việc tấn công vào các phong trào nổi dậy ở miền Nam, Mỹ đã ra sức khiêu khích, gây chiến với lực lượng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa bảo vệ giới tuyến ở Vĩnh Linh. Năm 1965, Mỹ đã tạo ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ để bắt đầu cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc bằng không lực, trong đó Vĩnh Linh là mục tiêu đánh phá hàng đầu.

Trong suốt những năm 1965 – 1972, Vĩnh Linh liên tục bị đánh phá với tổng cộng hơn nửa triệu tấn mìn đạn các loại. Tính bình quân, mỗi người dân ở đây đã phải gánh chịu 7 tấn bom đạn Mỹ.

Địa đạo đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam từ năm 1947 tại vùng Phú Thọ Hòa (nay thuộc Tân Bình – Thành phố Hồ Chí Minh). Rồi sau đó, những năm 1961 – 1965, ở Củ Chi đã xuất hiện hệ thống địa đạo lan rộng khắp 5 xã. Vào cuối năm 1963, ông Trần Nam Trung từ Trung ương Cục Đảng Cộng sản Việt Nam ở miền Nam Việt Nam trên đường ra Bắc đã ghé thăm khu vực chiến sự ở xã Vĩnh Giang (Vĩnh Linh). Sau khi quan sát địa hình, địa chất ở nơi đây, ông gợi ý Vĩnh Linh nên đào địa đạo như ở Củ Chi.

Với phương châm: “Một tấc không đi, một li không rời. Mỗi làng, xã là một pháo đài”, thông qua chỉ thị của khu ủy Vĩnh Linh, đồn trưởng đồn công an vũ trang nhân dân 140 Lê Xuân Vy đã chỉ huy đơn vị và nhân dân địa phương nhanh chóng tiến hành đào địa đạo. Công trình được bắt đầu từ đầu năm 1965 và được hoàn thành vào ngày 18 tháng 2 năm 1966. Điều đặc biệt là vị chỉ huy công trình Lê Xuân Vy này (công trình sư) lúc bấy giờ học vấn chỉ vừa hết tiểu học, và dụng cụ hiện đại nhất trong tay ông là chiếc la bàn cũ kỹ. Hiện nay ông là cựu trung tá ở độ tuổi 85 đang cư ngụ ở thành phố Đông Hà và bị mù do ảnh hưởng bởi vết thương trong chiến tranh.

Địa đạo Vịnh Mốc có gì?

Phòng chiếu phim tư liệu

Đây là nơi chiếu nhiều thước phim đắt giá của các phóng viên thời xưa tại chiến trường Địa đạo Vịnh Mốc. Trước khi tham quan địa đạo Vịnh Mốc quý du khách sẽ được vào đây, khi xem những thước phim bạn sẽ có cảm giác dường như mình đang được sống lại giữa năm tháng hào hùng ấy.

Nơi đặt nhát cuốc đầu tiên của địa đạo

Sau khi rời khỏi phòng chiếu phim tư liệu chúng ta sẽ được hướng dẫn viên dẫn ra giếng thông hơi thứ nhất và cũng là nơi đặt nhát cuốc đầu tiên của địa đạo.

Tuy gọi là giếng nhưng giếng này khác với những giếng nước bình thường khác bởi lẽ ở giếng này không có nước chỉ có một đường lớn từ mặt đất thông xuống dưới đất vào lòng địa đạo. Cung cấp không khí cho việc đào địa đạo lúc đầu và cho con người sinh sống khi đã hoàn thành.

Nhà trưng bày hiện vật

Tại nhà trưng bày các bức ảnh, hiện vật sinh hoạt cũng như các vũ khí chiến đấu từ thời xưa được lòng kính phục vụ khách tham quan. Ở đây có một điều đặc biệt đó là tại bàn tiếp đón có một quyển sổ lưu niệm để khách tham quan khi tới đây có thể để lại góp ý hoặc chữ ký của mình.

Bãi trưng bày vỏ bom

Bãi trưng bày vỏ bom nằm ở ngay bên phải của miệng hầm, đây là nơi trưng bày các vỏ bom đủ kích thước, chủng loại mà trong những ngày tháng chiến tranh rực lửa Đế Quốc Mỹ đã ném xuống.

Ngôi làng kiên cường trong lòng đất.

Có thể nói rằng địa đạo Vịnh Mốc chính là một ngôi làng dưới mặt đất với các công trình như giếng nước sinh hoạt, kho gạo, bếp Hoàng Cầm, trạm gác, trạm đặt máy điện thoại, bệnh xá, phòng phẫu thuật, nhà hộ sinh, nhà tắm… Đặc biệt, dọc hai bên đường hầm khoét sâu 1.8m và rộng 0.8m thành những ô nhỏ, là những phòng dành cho hộ gia đình từ 3 – 4 người có thể sinh hoạt được. Bên trong hầm còn có một hội trường dùng làm nơi hội họp, biểu diễn văn nghệ, chiếu phim với sức chứa lên đến hơn 50 người.

Hệ thống địa đạo Vịnh Mốc được xây dựng trong khoảng 2 năm, từ năm 1965 đến 1967. Đây là một hệ thống hầm ngầm sâu trong lòng đất. Đây là công trình được tạo dựng bằng sức lực và trí tuệ của quân và dân Vịnh Mốc, với 18.000 ngày công. Trong mưa bom bão đạn họ đã đào và vận chuyển 6000m3 đất đá để hoàn thành nên công trình kỳ vĩ và đặc biệt này.

Cuộc sống dưới địa đạo thiếu ánh sáng, ẩm ướt vào mùa đông, nóng bức vào mùa hạ, điều kiện vệ sinh không đảm bảo nên hầu như đa số cư dân địa đạo đều bị ký sinh trùng, bạc da và các bệnh về xương, mắt. Cuộc sống dưới lòng đất không phù hợp với con người, luôn thiếu ánh sáng. Hầu hết các làng hầm đều tiết kiệm các chất liệu thắp sáng như dầu hoả, mỡ, chỉ những lúc cần thiết như hội họp, cấp cứu bệnh nhân, chăm sóc trẻ sơ sinh… mới dùng đèn. Ngoài ra, thiếu thốn lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm cũng là vấn đề lớn nhất đối với cư dân địa đạo.

Địa đạo đã chở che, bảo toàn mạng sống cho người dân Vịnh Mốc. Hơn thế, người dân nơi đây còn sống và chiến đấu, đánh giặc ngay trên quê hương của mình; tập kết vận chuyển vũ khí lương thực, cấp cứu thương binh, chi viện cho đảo Cồn Cỏ… Trong suốt thời gian tồn tại trong lòng địa đạo, người dân Vịnh Mốc không một ai bị thương và 17 em bé đã chào đời…

Cách di chuyển đến Địa Đạo Vịnh Mốc

Địa Đạo Vịnh Mốc cách thành phố Đồng Hà khoảng 40km. Từ thành phố Đông Hà mất khoảng hơn 1 giờ chạy xe máy theo Quốc lộ 1A hướng ra phía Bắc rồi rẽ vào nhánh đường nhỏ xuống biển sẽ đến được địa đạo Vịnh Mốc.

Địa Đạo Vịnh Mốc cách thành phố Huế khoảng 100km, trên tuyến du khách có thể dừng chân tham quan các di tích lịch sử khác như Thánh địa La Vang, Thành Cổ Quảng Trị.

Nếu quý khách đi cùng gia đình và đoàn thì nên thuê xe du lịch để thuận tiện trong việc di chuyển và đỡ mất thời gian hơn. Trên xe ô tô chúng ta cũng có thể ngắm nhìn khung cảnh qua ô cửa với cảm giác an yên. Và đừng quên liên hệ thuê xe của nhà xe Con Voi, Uy tín – chất lượng, đảm bảo 100% hài lòng ! Chúng tôi cung cấp đầy đủ các loại xe từ 4 chỗ – 45 chỗ đầy đủ tiện nghi, mới và sạch sẽ, được bảo dưỡng định kỳ.

Quý khách có thể đặt xe dễ dàng liên hệ qua:

Giá vé tham quan Địa Đạo Vịnh Mốc

  • Giá vé Tham quan Địa Đạo Vịnh Mốc có giá: 50.000vnđ/ khách.
  • Thời gian mở cửa đón khách tham quan bắt đầu từ 7h00 và kết thúc vào lúc 17h00.

Những lưu ý khi du lịch Địa Đạo Vịnh Mốc

  • Đèn pin : Dù ban quản lý có gắn hệ thống đèn trong hầm. Nhưng với địa hình sâu dưới lòng đất thì ánh sáng vẫn rất yếu. Có một số đoạn hầm lại không nằm trong khu vực hướng dẫn tham quan không có hệ thống đèn. Nên nếu muốn khám phá tất cả thì bạn nên chuẩn bị đèn pin khi đến đây.
  • Giày thể thao : Nền đất trong hầm do ẩm ướt nên có thể khác trơn trượt. Các bạn nên đi giày thể thao để có thể khám phá Địa đạo một cách thuận lợi và dễ dàng nhất.
  • Đồ dùng cá nhân: Mang theo nước uống, khăn giấy, kem chống nắng, thuốc chống côn trùng và các vật dụng cá nhân cần thiết khác.
  • An toàn: Tuân thủ các quy định an toàn của địa đạo, không tự ý tách đoàn, không chạm vào các hiện vật trưng bày.
  • Tôn trọng: Giữ gìn vệ sinh chung, không xả rác bừa bãi, không hút thuốc trong địa đạo.

Kết luận

Địa Đạo Vịnh Mốc một địa điểm gắn liền với lịch sử hào hùng của dân tộc ta, địa danh vang lừng, là minh chứng chân thật của những năm tháng chiến tranh, sức sống mãnh liệt cùng ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc. Hãy đến đây một lần để có thể tận mắt chứng kiến, tận tay sờ vào những hiện vật để hiểu hơn về một thời oanh liệt và cảm nhận được cuộc sống gian khổ của ông cha ta trong những năm tháng chiến tranh.


zalo-icon