Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện làm thủ tục đi xe ô tô sang Lào, Campuchia du lịch, vui chơi. Thủ tục khá đơn giản với một số giấy tờ cơ bản.
Du lịch từ Việt Nam sang Lào hay Campuchia hiện nay khá đơn giản. Ngoài phương tiện phổ biến là máy bay hoặc xe khách, nhiều du khách Việt Nam chọn cách tự lái xe riêng, vừa rẻ, vừa chủ động và có nhiều trải nghiệm thú vị.
Làm transit đi Lào, Campuchia
Đối với các trường hợp kinh doanh vận tải hàng hóa, bao gồm ô tô, xe ô tô đầu kéo, rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc…, sẽ có quy định riêng; trong khi đó, thông tin dưới đây tập trung vào các trường hợp lái xe ô tô sang Campuchia, Lào với mục đích cá nhân như đi du lịch, thăm bạn bè…
Đọc thêm: Pakse – Vùng đất quyến rũ với những kỷ niệm khó quên
Theo quy định tại Thông tư 63/2013/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện một số điều của bản ghi nhớ giữa Chính phủ ba nước về vận tải đường bộ, giấy phép liên vận CLV (Campuchia – Lào – Việt Nam) của các phương tiện cơ giới của cá nhân (ôtô dưới 9 chỗ và xe bán tải) có đăng ký phương tiện (chính chủ) sẽ có thời hạn trong vòng 60 ngày, kể từ ngày cấp.
Đặt mua vé xe Huế đi Lào -> GỌI 0932.464.111
Các lưu ý khi làm thủ tục đi xe ô tô sang Lào, Campuchia
Đối với hồ sơ xin cấp phép đối với xe phi thương mại:
- Xe có không quá 9 chỗ ngồi (kể cả người lái)
- Đơn đề nghị cấp Giấy phép liên vận CLV cho xe ô tô.
- Đăng ký sở hữu phương tiện (bản photo kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền). Đây là điều kiện tiên quyết, bởi bạn phải là chủ sở hữu phương tiện đi làm thủ tục.
- Nộp đơn, tờ khai tại Sở Giao thông vận tải (Phòng quản lý vận tải đường bộ). Các mẫu đơn và tờ khai có sẵn tại cơ quan cấp phép. Nếu nộp trực tiếp, những thiếu sót về hồ sơ sẽ được thông bán ngay lập tức, nếu hồ sơ nộp qua đường bưu điện thì chậm nhất sau hai ngày làm việc sẽ phải thông báo lại cho người nộp đơn. Thời gian nhận được giấy phép liên vận là tối đa 3 ngày làm việc với lệ phí cấp giấy phép là 50k/xe.
Một lưu ý rất đáng quan tâm là với hồ sơ xin cấp giấy phép lái xe liên vận đối với xe phi thương mại, bạn có thể nộp tại Sở Giao thông vận tải địa phương hoặc tại Sở Giao thông vận tải địa phương nơi có cửa khẩu biên giới giáp với Lào và Campuchia, nơi bạn được phép đi qua.
Người Việt Nam có thể lái xe sang Lào, Campuchia qua các cửa khẩu như sau:
TT | Nước | Cửa khẩu |
1 | Việt Nam – Lào | 1) Lao Bảo – Dane Savan
2) Nậm Cắn – Nam Kan 3) Bờ Y – Phu Kuea 4) Cầu Treo – Nam Phao 5) Cha Lo – Na Phao 6) Pan Hok – Tây Trang 7) Na Mèo – Nam Souy |
2 | Việt Nam – Campuchia | 1) Lệ Thanh (Gia Lai) – Oyadav (Andong Pich, Ratanakiri)
2) Bu Prang (Đắk Nông) – Dak Dam (Mundulkiri) 3) Hoa Lư (Bình Phước) – Trapeang Sre (Snoul Kratie) 4) Xa Mát (Tây Ninh) – Trapeang Phlong (Kampong Cham) 5) Mộc Bài (Tây Ninh) – Bavet (Svay Rieng) 6) Tinh Biên (An Giang) – Phnom Den (Takeo) 7) Hà Tiên (An Giang) – Prek Chak(Lork, Kam Pot) |
3 | Campuchia – Lào | 1) Trapeang Kriel – Nong Nokkhien |
Những lưu ý khác khi bạn đi xe ô tô sang Lào, Campuchia
Bạn nên mua bảo hiểm cho xe của mình, khoảng 100.000 đồng (Quy đổi sang tiền của Việt Nam) ngay tại các cửa khẩu. Bên Lào cũng bắt buộc mua bảo hiểm dân sự như ở Việt Nam, đồng thời bạn phải tuân thủ luật giao thông nước bạn.
Ở Lào, đường phố khá yên tĩnh, không có tình trạng bấm còi inh ỏi, bạn nên biết cách tham gia giao thông mà không cần sử dụng còi, chỉ dùng khi thật sự cần thiết.
Cần cẩn thận với phương tiện của mình, tránh để người lạ sử dụng hoặc bén mảng tới gần xe. Hiện ở Lào và khu vực biên giới, tình hình buôn bán thuốc phiện diễn ra khá phức tạp. Kẻ xấu có thể lợi dụng phương tiện của bạn để vô tình biến bạn trở thành người vận chuyển hàng cấm.
Như Phúc