Cách mang xe máy qua cửa khẩu Campuchia – Lào – Thái Lan

Để mang xe máy qua cửa khẩu các nước, bạn cần chuẩn bị giấy tờ xe, hộ chiếu và trình bày rõ ràng mục đích chuyến đi.

Việc mang xe máy qua cửa khẩu Campuchia, Thái Lan, Lào không quá khó khăn như nhiều người vẫn nghĩ. Dưới đây là những hướng dẫn cho bạn mỗi đi mang xe qua cửa khẩu của ba nước, cùng một số kinh nghiệm lưu thông trên đường của các quốc gia này.

Những thứ cần chuẩn bị ở Việt Nam

  • Hộ chiếu – để làm thủ tục xuất nhập cảnh ở cửa khẩu các nước.
  • Giấy tờ xe chính chủ – để dễ dàng mang xe máy qua cửa khẩu hơn.
  • Nên đổi bằng lái xe mới, nếu có phần tiếng Anh sẽ dễ hơn khi lưu thông.
Cách mang xe máy qua cửa khẩu Campuchia - Lào - Thái Lan
Chuẩn bị giấy tờ đầy đủ là một phần rất quan trọng cho các chuyến đi phượt xe máy xuyên quốc gia. Ảnh: Phạm Quang Tuân.

Cửa khẩu Xa Mát: Việt Nam – Campuchia

Tới cửa khẩu Xa Mát, dắt xe vào khu vực làm thủ tục xuất nhập cảnh phía Việt Nam để đóng dấu. Nếu được hỏi đi đâu bạn chỉ cần trả lời là du lịch Campuchia.

Cách mang xe máy qua cửa khẩu Campuchia
Thủ tục hải quan cho người và xe không gặp nhiều khó khăn. Có thể dùng tiếng Việt để giao tiếp ở cả hai bên. Ảnh: Internet.

Đọc thêm: Thủ tục đi xe ô tô sang Lào, Campuchia

Sau đó dắt xe qua phía bên Campuchia có lối đi dành cho xe máy. Bạn dắt bộ vào nơi có nhân viên hải quan, dựng xe vào làm thủ tục. Họ sẽ hỏi mục đích chuyến đi và có thu lệ phí 50k, đóng dấu xong hộ chiếu rồi đi tiếp.

Cửa khẩu Poipet: Campuchia – Thái Lan

Sau khi làm thủ tục bên Campuchia xong, bạn chạy xe vào địa phận Thái Lan, để xe ở trạm chốt kiểm tra xe lưu thông qua cửa khẩu (bạn nên hỏi nhân viên để được hướng dẫn). Sau đó lên tầng trên làm thủ tục nhập cảnh cho mình. Ở đây bạn sẽ được chụp hình và đóng dấu.

Cách mang xe máy qua cửa khẩu Thái Lan
Tại đây, thủ tục hải quan cho người và xe cũng khá dễ dàng. Bạn có thể dùng tiếng Anh để giao tiếp ở cả hai bên. Ảnh: Internet.

Sau đó, bạn vòng lại đưa giấy tờ xe và hộ chiếu cho nhân viên ở chốt lúc gửi xe, họ sẽ photo giấy tờ và làm thủ tục. Bạn đợi khoảng 30 phút sẽ có, lệ phí là 40 baht (25.000 đồng).

Tiếp đến, bạn chạy xe thêm một đoạn sẽ tới chốt nữa. Nhân viên sẽ hướng dẫn bạn đậu xe và vào làm thủ tục. Ở bước này họ sẽ kiểm tra xe của bạn xem đúng với trong cavet xe hay không. Chờ khoảng 15 phút, giấy tờ ký xong là bạn có thể đi tiếp.

Cửa khẩu Savannakhet: Thái Lan – Lào

Các cửa khẩu của Thái Lan và Lào thường thông qua những cây cầu hữu nghị. Việc chạy xe máy qua những cây cầu này phụ thuộc vào luật ở từng cửa khẩu của 2 quốc gia này. Cửa khẩu Savannakhet (Lào) cấm xe máy nên việc xin nhập cảnh cùng phương tiện này sẽ gặp khó khăn. Do đó, bạn phải tìm ô tô để bỏ xe máy lên và đi nhờ mới qua được. Lưu ý ở đây không có dịch vụ cho thuê xe chở qua cửa khẩu.

Cách mang xe máy qua cửa khẩu Lào
Viêng Chăn. Ảnh: Internet.

Để chắc chắn và thuận lợi, bạn nên đi bằng cửa khẩu đất liền Chong Mek – Vang Tao. Qua phía nước bạn Lào, bạn phải chứng minh được mình đi du lịch bằng cách trình giấy tờ chứng minh từng đi qua Campuchia và Thái Lan. Lệ phí làm thủ tục cho cả hai bên là 70 baht (45k).

Thủ tục hải quan cho người dễ hơn nhiều so với xe máy. Lựa chọn dễ dàng hơn, bạn cũng có thể chọn các tuyến xe Huế đi Lào, hay Đà Nẵng đi Lào.

Du khách có thể dùng tiếng Anh hoặc tiếng Thái khi giao tiếp (tiếng Việt cũng có thể dùng được khi làm thủ tục ở Lào)

Lưu ý về đi lại ở ba nước Campuchia – Thái Lan – Lào

  • Campuchia: Đường ở Campuchia khá giống Việt Nam, có rất nhiều xe máy nhưng không có thói quen bóp còi khi tham gia giao thông cả trong và ngoài thành phố. Phương tiện công cộng trong thành phố chủ yếu là tuk tuk.
  • Thái Lan: Hệ thống đường sá tại đây rất phát triển, phương tiện tham gia giao thông chủ yếu trên đường là xe ô tô, vận tốc cao. Bạn nên chú ý các biển báo đường cấm xe máy và lưu thông bên tay trái. Tại Thái Lan, phương tiện công cộng chủ yếu là tuk tuk, taxi và tàu điện.
  • Lào: Lào có hệ thống đường sá rất giống Việt Nam, phương tiện tham gia giao thông chủ yếu là xe máy, vào các thành phố lớn ô tô cũng nhiều hơn.

Phạm Quang Tuân

Thủ tục đi xe ô tô sang Lào, Campuchia

Những thông tin dưới đây sẽ giúp bạn thực hiện làm thủ tục đi xe ô tô sang Lào, Campuchia du lịch, vui chơi. Thủ tục khá đơn giản với một số giấy tờ cơ bản.

Du lịch từ Việt Nam sang Lào hay Campuchia hiện nay khá đơn giản. Ngoài phương tiện phổ biến là máy bay hoặc xe khách, nhiều du khách Việt Nam chọn cách tự lái xe riêng, vừa rẻ, vừa chủ động và có nhiều trải nghiệm thú vị.

Làm transit đi Lào, Campuchia

Đối với các trường hợp kinh doanh vận tải hàng hóa, bao gồm ô tô, xe ô tô đầu kéo, rơ-moóc hoặc sơ-mi rơ-moóc…, sẽ có quy định riêng; trong khi đó, thông tin dưới đây tập trung vào các trường hợp lái xe ô tô sang Campuchia, Lào với mục đích cá nhân như đi du lịch, thăm bạn bè…

Thủ tục sang Lào, làm transit đi Lào
Thạt Luổng – Kỳ quan của Lào.

Đọc thêm: Pakse – Vùng đất quyến rũ với những kỷ niệm khó quên

Theo quy định tại Thông tư 63/2013/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện một số điều của bản ghi nhớ giữa Chính phủ ba nước về vận tải đường bộ, giấy phép liên vận CLV (Campuchia – Lào – Việt Nam) của các phương tiện cơ giới của cá nhân (ôtô dưới 9 chỗ và xe bán tải) có đăng ký phương tiện (chính chủ) sẽ có thời hạn trong vòng 60 ngày, kể từ ngày cấp.

Thủ tục đi xe ô tô sang Lào Campuchia
Làm thủ tục đi xe ô tô sang Lào, Campuchia.

Đặt mua vé xe Huế đi Lào -> GỌI 0932.464.111

Thủ tục đi xe ô tô sang Lào Campuchia
Một đoàn xe du lịch tự lái từ Hà Nội đi Lào du lịch – Ảnh Nhóm Previa Hà Nội

Các lưu ý khi làm thủ tục đi xe ô tô sang Lào, Campuchia

Đối với hồ sơ xin cấp phép đối với xe phi thương mại:

  • Xe có không quá 9 chỗ ngồi (kể cả người lái)
  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép liên vận CLV cho xe ô tô.
  • Đăng ký sở hữu phương tiện (bản photo kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền). Đây là điều kiện tiên quyết, bởi bạn phải là chủ sở hữu phương tiện đi làm thủ tục.
  • Nộp đơn, tờ khai tại Sở Giao thông vận tải (Phòng quản lý vận tải đường bộ). Các mẫu đơn và tờ khai có sẵn tại cơ quan cấp phép. Nếu nộp trực tiếp, những thiếu sót về hồ sơ sẽ được thông bán ngay lập tức, nếu hồ sơ nộp qua đường bưu điện thì chậm nhất sau hai ngày làm việc sẽ phải thông báo lại cho người nộp đơn. Thời gian nhận được giấy phép liên vận là tối đa 3 ngày làm việc với lệ phí cấp giấy phép là 50k/xe.

Một lưu ý rất đáng quan tâm là với hồ sơ xin cấp giấy phép lái xe liên vận đối với xe phi thương mại, bạn có thể nộp tại Sở Giao thông vận tải địa phương hoặc tại Sở Giao thông vận tải địa phương nơi có cửa khẩu biên giới giáp với Lào và Campuchia, nơi bạn được phép đi qua.

Thủ tục đi xe ô tô sang Lào Campuchia, cửa khẩu Lao Bảo
Cửa khẩu Lao Bảo (Quảng Trị) nối Việt Nam với Lào.

Người Việt Nam có thể lái xe sang Lào, Campuchia qua các cửa khẩu như sau:

TT Nước Cửa khẩu
1 Việt Nam – Lào 1) Lao Bảo – Dane Savan

2) Nậm Cắn – Nam Kan

3) Bờ Y – Phu Kuea

4) Cầu Treo – Nam Phao

5) Cha Lo – Na Phao

6) Pan Hok – Tây Trang

7) Na Mèo – Nam Souy

2 Việt Nam – Campuchia 1) Lệ Thanh (Gia Lai) – Oyadav (Andong Pich, Ratanakiri)

2) Bu Prang (Đắk Nông) – Dak Dam (Mundulkiri)

3) Hoa Lư (Bình Phước) – Trapeang Sre (Snoul Kratie)

4) Xa Mát (Tây Ninh) – Trapeang Phlong (Kampong Cham)

5) Mộc Bài (Tây Ninh) – Bavet (Svay Rieng)

6) Tinh Biên (An Giang) – Phnom Den (Takeo)

7) Hà Tiên (An Giang) – Prek Chak(Lork, Kam Pot)

3 Campuchia – Lào 1) Trapeang Kriel – Nong Nokkhien

Những lưu ý khác khi bạn đi xe ô tô sang Lào, Campuchia

Bạn nên mua bảo hiểm cho xe của mình, khoảng 100.000 đồng (Quy đổi sang tiền của Việt Nam) ngay tại các cửa khẩu. Bên Lào cũng bắt buộc mua bảo hiểm dân sự như ở Việt Nam, đồng thời bạn phải tuân thủ luật giao thông nước bạn.

Ở Lào, đường phố khá yên tĩnh, không có tình trạng bấm còi inh ỏi, bạn nên biết cách tham gia giao thông mà không cần sử dụng còi, chỉ dùng khi thật sự cần thiết.

Cần cẩn thận với phương tiện của mình, tránh để người lạ sử dụng hoặc bén mảng tới gần xe. Hiện ở Lào và khu vực biên giới, tình hình buôn bán thuốc phiện diễn ra khá phức tạp. Kẻ xấu có thể lợi dụng phương tiện của bạn để vô tình biến bạn trở thành người vận chuyển hàng cấm.

Như Phúc

Côn Đảo, Phú Quốc vào top điểm đến bí ẩn ở châu Á

Việt Nam có Côn Đảo và Phú Quốc góp mặt trong danh sách những điểm du lịch lý tưởng ít người biết đến do tờ Guardian của Anh bình chọn.

Có thể bạn cũng quan tâm:

Côn Đảo, Việt Nam

Côn Đảo Việt Nam
Quần đảo cách TP HCM khoảng 250 km về phía nam, là nơi vẫn còn bí ẩn đối với du khách phương Tây. 16 hòn đảo nhỏ trong quần đảo có vẻ đẹp tự nhiên, sinh vật hoang dã phong phú và một bề dày lịch sử. Trong thời chiến, Côn Sơn, đảo lớn nhất tại đây, là nơi giam giữ tù binh chính trị. Quần đảo hiện nay là nơi có số lượng rùa làm tổ nhiều nhất ở Việt Nam. Hầu hết diện tích Côn Đảo thuộc vườn quốc gia với những bãi biển hoang sơ, có nhiều giống lan hiếm và các con đường ven biển tuyệt đẹp.

Phú Quốc, Việt Nam

Phú Quốc Việt Nam
Phú Quốc, nằm ngoài khơi bờ biển phía đông trong vịnh Thái Lan. Du lịch ở đây đang rất phát triển. Phía nam Phú Quốc là 15 hòn đảo nhỏ thuộc quần đảo An Thới. Phú Quốc được biết tới với các bãi biển đẹp, nhiều rạn san hô, bãi cát trắng cuốn hút như bãi biển Hòn Vọng hay Hòn Mây Rút.

Hang động Xe Bang Fai, Lào

Xe Bang Fai Lao
Nằm sâu giữa những núi đá vôi ở tỉnh Khammouane, miền trung Lào, sông Xe Bang Fai là phụ lưu chảy qua một đường hầm đá vôi với chiều rộng nhất là 200 mét và cao 120 mét. Nơi đây được xem là một trong những hang động sông lớn nhất thế giới. Du khách có thể chèo thuyền kayak vào hang đá vôi tìm kiếm loài nhện lớn nhất thế giới, nhện thợ săn khổng lồ, mới được khám phá vào năm 2001; khám phá một trong những lưu vực sông lớn nhất thế giới. Hang động Xe Bang Fai mới chỉ đón được vài trăm lượt khách nước ngoài tới thám hiểm.

Khu bảo tồn quốc gia Nakai Nam Theun, Lào

Nakai Nam Theun Lao
Nằm sâu giữa những ngọn núi ở miền trung Lào là một thế giới đá vôi hùng vĩ bị lãng quên, với những con sông, rừng nguyên sinh. Nơi đây có nhiều loài động vật hoang dã như chà vá chân đỏ, vượn đen má trắng, voi châu Á, rái cá vuốt bé, và sao la, cùng 5 loài chim mỏ sừng. Phần lớn du khách đều chọn xe máy để tiện đi lại, tham quan khu vực này.
Chúng tôi chuyên cho thuê xe du lịch Huế, thuê xe du lịch Đà Nẵng, cho thuê xe du lịch Hội An, và dịch vụ xe đi Lào giá cả phải chăng, chu đáo nhiệt tình.
Tham khảo:

Kratié, Campuchia

Campuchia
Kratié là một thị trấn nhỏ cách thủ đô Phnom Penh gần 350 km về phía đông bắc. Nơi đây có nhiều quán cà phê, khách sạn nằm gần khu chợ trung tâm và sông Mekong. Hoàng hôn là thời gian lý tưởng để du khách ngắm cảnh. Khi mặt trời lặn, những biệt thự thuộc địa Pháp, nhà sàn bằng gỗ truyền thống và Wat Roka Kandal – một ngôi đền đẹp có từ thế kỷ 19, ánh lên màu tím huyền bí. Du khách có thể bắt gặp những con rùa mai mềm trên đảo Koh Trong, hoặc ngắm cá heo tại Krataé.

Vườn quốc gia Kirirom, Campuchia

Kirirom Campuchia
Kirirom cách Phnom Penh 2 tiếng lái xe về phía tây nam, có nhiều rừng thông cao vút và không khí trong lành. Nơi này từng là khu ẩn náu của Khmer Đỏ sau năm 1979 với nhiều cung điện và biệt thự. Vườn quốc gia này chưa được nhiều khách nước ngoài biết tới, chủ yếu là tiếp đón người dân địa phương đến đi bộ, đạp xe leo núi, và ngâm mình trong những thác nước.

Nan, Thái Lan

Nan Thai Lan
Được nhiều người coi là thành phố xa xôi nhất ở Thái Lan, Nan nằm bên lưu vực sông dọc biên giới Thái LanLào. Đây từng là một khu tự trị trong nhiều thế kỷ trước khi Nan hợp nhất với Thái Lan vào những năm 1930. Tỉnh Nan có vẻ đẹp thiên nhiên phong phú và phải kể đến công viên quốc gia nổi tiếng nhất Doi Phu Kha, nơi có ngọn núi cao nhất tỉnh và một số thôn bản của các dân tộc Miên, Lu, Hmong và Htin. Chùa Wat Phumin được biết đến với những bức tranh tường đẹp mắt, du khách có thể tìm hiểu lịch sử của Nan tại Bảo tàng Quốc gia Nan.

Loei, Thái Lan

Loei Thai Lan
Nằm ở phía đông bắc Thái Lan, dọc theo biên giới sông Mekong với Lào, Loei là một vùng đồi núi với ruộng lúa, cánh đồng hoa và phong cảnh hoang sơ. Du khách tới thăm Loei từ tháng 6 đến tháng 7 hàng năm có cơ hội tham gia lễ hội Phi Ta Kon, để cầu xin các linh hồn bảo vệ đất đai và cho mưa. Người tham gia đeo những chiếc mặt nạ sặc sỡ được làm từ thân dừa. Loei còn có nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn khác như Công viên quốc gia Phu Kradueng, một thiên đường dành cho du khách yêu thích leo núi, hoặc tham quan chợ đêm để tận hưởng nền ẩm thực đặc sắc với nhiều món ăn ngon.

Bắc Borneo, Malaysia

Borneo Malaysia
Bang Bắc Borneo có nhiều bãi biển khá hoang vắng, ít người tới do đường sá xa xôi, nhưng địa hình thích hợp để du khách cắm trại. Tuy nhiên, hiện nay, ở những bãi biển này dân địa phương đã biến những ngôi làng ven biển thành nhà nghỉ đầy đủ tiện nghi, cũng như cung cấp nhiều hoạt động vui chơi như lướt sóng, lặn ngắm san hô, và dã ngoại trong rừng…

Taiping, Malaysia

Taiping Malaysia
Taiping từng là thuộc địa của Anh trong nhiều thế kỷ, bởi vậy, nơi đây vẫn còn lưu giữ nhiều kiến trúc thuộc địa như nhà thờ, vườn hoa… Bên cạnh những tòa nhà yên tĩnh, khu chợ sôi động với 2 dãy kiot gỗ hơn 130 tuổi, bán trái cây vào ban ngày và hàng rong vào ban đêm thu hút nhiều du khách. Đồ ăn ở đây được nhiều người nhận xét là rẻ và ngon. Khu Lake Gardens gần ngoại ô thị trấn là nơi lý tưởng cho du khách chạy bộ hoặc đạp xe qua rừng cây cổ thụ.

Bắc Maluku, Indonesia

Maluku Indonesia
Bắc Maluku là một tỉnh nằm trên hòn đảo Maluku. Năm 2016, Bắc Maluku bắt đầu nổi lên khi được đánh giá là nơi đẹp nhất để quan sát nhật thực toàn phần. Ngoài ra, đây cũng là một trong số rất ít địa điểm du lịch trên thế giới cho phép du khách lặn với cá mập, đi săn bắn với dân du cư. Thủ phủ tỉnh, thành phố Ternate, có nhiều loại hình nhà nghỉ cho du khách lựa chọn.

Sidemen, Bali, Indonesia

Sidemen Bali Indonesia
Ruộng bậc thang, núi lửa và các hẻm núi trong rừng khiến cho nhiều người nghĩ rằng Sidemen đã bị lãng quên. Du khách tới đây có thể chọn tham quan các điểm du lịch nổi tiếng như thị trấn Ubud, Seminyak, Nusa DuaCanggu, đi bộ hàng giờ qua các đồng lúa, hay đơn giản là đắm mình trong khung cảnh tĩnh lặng của rừng núi. Tại đây, người dân còn thường xuyên mở các lớp học dệt vải, chế tạo trang sức bạc, và dạy nấu ăn cho du khách.

Thu Thảo

Pakse – Vùng đất quyến rũ với những kỷ niệm khó quên

Chúng tôi đến Pakse, thủ phủ của tỉnh Champasak và vùng Nam Lào nhiều lần, nhưng mỗi lần lại có thêm một cảm nhận mới về vùng đất quyến rũ này bởi nhiều lý do khác nhau, nhưng trước hết là vị trí địa lý đặc biệt thuận lợi của địa danh này.

Có thể bạn cũng quan tâm:

Đi Pakse (Pắc xế) như thế nào?

Từ Vientiane đến Pakse khoảng 700km, nếu đi bằng máy bay mất hơn 1 tiếng, còn chạy xe theo Đường 13, với tốc độ 100km/giờ mất khoảng một ngày. Từ Pakse, du khách muốn đến những điểm cần thiết như cao nguyên Bolovens, tỉnh Attapeu, về Gia Lai, Kon Tum (Việt Nam) hoặc muốn đi Campuchia thì chỉ cần đi thêm 40km nữa là đến biên giới.

Từ khi có cầu Hữu nghị Lào – Nhật do Nhật Bản xây dựng bắc qua sông Mekong, đi thêm khoảng hơn 40km là đến Thái Lan, từ đó đi ngược lên phía Bắc qua tỉnh Nong Khai của Thái Lan là trở lại Vientiane (Lào). Do vị trí đặc biệt hấp dẫn này nên du khách thường chọn Pakse làm điểm đến đầu tiên trong tuyến du lịch của mình.

sân bay champasak Pakse pắc xế lào
Sân bay Champasak Lào.

Chúng tôi chuyên cho thuê xe du lịch Huế, thuê xe du lịch Đà Nẵng, cho thuê xe du lịch Hội An, và dịch vụ xe đi Lào giá cả phải chăng, chu đáo nhiệt tình.

Tham khảo:

Bên cạnh đường bộ, đường hàng không đến Pakse cũng thuận lợi. Laos Airlines có các chuyến bay trực tiếp hàng ngày. Vietnam Airlines cũng có chuyến bay trực tiếp từ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng đến Pakse.

Hiện nay, tỉnh đang mở rộng sân bay Pakse giai đoạn 2 với trị giá 50 tỷ kíp (gần 6,23 triệu USD) nhằm tiếp nhận các loại máy bay lớn hơn, phục vụ sự gia tăng nhanh chóng của hành khách.

Các điểm du lịch nổi tiếng của Pakse

Cùng với vị trí địa lý thuận lợi, thành phố trẻ này còn là một địa điểm du lịch, kinh tế hấp dẫn của Lào. Nơi đây trước là kinh đô của quốc vương Champasak Bounum, vị vua cuối cùng của chế độ phong kiến Lào bị hủy bỏ năm 1946.

Wat Luang Pakse pắc xế lào
Wat Luang – Pakse.

Mặc dù hơn nửa thế kỷ trôi qua nhưng những giai thoại về sự trị vì hà khắc của vị vua Nam Lào này vẫn còn lưu truyền trong nhân dân, đặc biệt là cuộc sống xa hoa với nhiều cung tần, mỹ nữ mà nhà vua cho bắt từ các làng, bản về để phục vụ.

Nơi ở của quốc vương Bounum đổ bóng xuống dòng Mekong thật thơ mộng. Người dân Pakse thường gọi là nhà có 1.000 cửa sổ. Đến nay, ngôi biệt thự lớn này gần như nguyên vẹn và đang được thành phố khai thác thành khách sạn và điểm du lịch.

Wat Phu Pakse pắc xế lào
Wat Phu – Một khu đền cổ của Pakse.

Cùng với nơi ở của quốc vương Bounum còn nhiều điểm du lịch hấp dẫn khác như Cầu hữu nghị Lào – Nhật, Khu thương mại Đào Viêng. Đi xa hơn 40km là Di sản Thế giới Wat Phou

Wat phu Pakse pắc xế lào
Lào là một đất nước sùng bái đạo Phật.
Pakse pắc xế lào
Pakse còn là vùng đất có nhiều lễ hội độc đáo, hấp dẫn du khách như lễ hội Wat Phou, Pha Veat, Khao Phansa…

Ngoài các nơi thăm quan, ẩm thực Pakse cũng rất ngon, đặc biệt là các món cá và tôm càng xanh vô cùng hấp dẫn. Buổi chiều ngồi trong một nhà hàng trên sông ngắm nhìn hoàng hôn buông xuống phía Tây vô cùng ấn tượng.

Cùng với khách du lịch quốc tế, trong nhiều năm qua, khách du lịch Việt Nam đến Pakse cũng rất nhiều, ước tính khoảng 350.000 người/năm. Các địa phương của Việt Nam, đặc biệt là các tỉnh Tây Nguyên tăng cường hợp tác với các tỉnh Nam Lào, trong đó Pakse, trong các lĩnh vực như chế biến gỗ, sản xuất đường, phân bón, trồng cây công nghiệp dài ngày và hỗ trợ Công ty Cao su Việt – Lào đóng tại Pakse tập trung khai thác và chế biến cao su đúng kế hoạch.

cửa khẩu Pakse pắc xế lào

Pakse, tôi ấn tượng nhất là tình người Pakse, họ rất vui vẻ, nhiệt tình, sẵn sàng giúp đỡ chúng tôi khi cần thiết, đặc biệt họ rất đoàn kết giúp đỡ người Việt Nam. Hiện nay, cộng đồng người Việt tại Pakse khoảng 5.000 người có công ăn việc làm ổn định, nhiều người đã trở thành doanh nhân nổi tiếng như chị Lê Thị Lượng, Chủ tịch Tập đoàn Cà phê Đào Hương nổi tiếng khắp cả nước Lào.

Những ngày ở Pakse, chúng tôi như được sống trên quê hương mình, vì ở đây có nhiều người Việt, cũng có nhà hàng Việt, cơm Việt, khách sạn Việt, rửa xe Việt như ở Việt Nam vậy.

Đất nước Lào có nhiều thành phố hấp dẫn về du lịch như Vientiane, Luangprabang, Khu Tam giác vàng… nhưng ai một lần đến Pakse đều có những kỷ niệm khó quên.

Thạt Luổng – ngôi chùa nổi tiếng và đẹp nhất ở Lào

Là đất nước mà đạo Phật được coi là Quốc đạo, hàng năm tại Lào, hầu như tháng nào cũng có lễ hội; trong đó, Hội Thạt Luổng tại ngôi chùa nổi tiếng này là lễ hội tôn giáo lớn nhất, đậm nét văn hoá Lào nhất và thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân các bộ tộc Lào trên cả nước cùng những người hành hương phật giáo các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, cũng như khách quốc tế.

Có thể bạn cũng quan tâm:

Thạt Luổng Lào
Ngồi chùa lớn và đẹp nhất ở đất nước Triệu Voi.

Tọa trên khu đất cao rộng và bằng phẳng ở phía Đông Viêng Chăn, Thạt Luổng là ngôi chùa nổi tiếng với tháp lớn và đẹp nhất tại Lào; là biểu tượng văn hóa tiêu biểu cho óc sáng tạo của người Lào được xây dựng vào thế kỷ XVI, khi Vương quốc Lạn Xạng (Triệu Voi) dời đô từ Luong Phrabang về Viêng Chăn (Vientiane).

Tương truyền, Thạt Luổng là một trong số ít những chùa chiền đạo Phật trên thế giới được lưu giữ xá lợi của Đức Phật Thích Ca Mầu Ni khi người nhập Niết Bàn. Các thư tịch cổ của ngôi chùa ghi lại rằng, tại khu vực này vào năm 236 Phật lịch, tức năm 307 trước Công nguyên, người ta đã xây dựng một ngôi chùa chính là ngôi chùa nổi tiếng Thạt Luổng.

Thạt Luổng Lào
Tháp có bệ hình vuông, phía Bắc và Nam mỗi bề rộng 68 mét, phía Đông và Tây mỗi bề rộng 69 mét, xung quanh được trang trí bởi 332 hình lá bồ đề cách điệu. Ngoài tháp chính cao 45 mét, còn có 30 tháp nhỏ biểu tượng cho Đức Phật Thích ca với 30 năm tu hành gian khổ của người để trở thành Phật. Trên các tháp nhỏ này có đắp những hàng chữ Bali nổi ghi các lời răn của đức Phật.

Khi đạo Phật trở thành quốc đạo và Viên Chăn thành kinh đô mới, cùng với việc xây dựng thành quách, lâu đài, cung điện, chùa chiền, nhà Vua Xệtthảthilạt đã cho tu bổ lại Thạt Luổng bằng cách xây bọc lên ngôi tháp cũ bằng một tháp mới to, đẹp hơn và kiến trúc ấy giữ nguyên cho đến ngày nay.

Nguồn: Tuoitre

Chúng tôi chuyên cho thuê xe du lịch tại Huế, Đà Nẵng, Hội An, và dịch vụ xe Huế đi Lào giá cả phải chăng, chu đáo nhiệt tình.

Tham khảo:

Tới nơi con gà gáy ba nước Đông Dương đều nghe

Một địa điểm mà các tín đồ phượt không thể bỏ qua, đấy chính là Ngã 3 Đông Dương, tiếp giáp ba nước Việt Nam, Lào và Campuchia, nơi một con gà gáy ba nước đều nghe. Hãy đến đây ngay để khám phá địa điểm lý thú của Tây Nguyên này.

Có thể bạn cũng quan tâm:

Ngã ba Đông Dương
Ngã 3 Đông Dương, nơi tiếp giáp ba nước Việt Nam, LàoCampuchia nằm tại huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum. Hoàng Sơn Việt on Instagram
Ngã ba Đông Dương
Cách đến đây: Nếu bạn đi từ phía Bắc, có thể đáp máy bay đến Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) và tiếp tục tìm xe khách để đến Ngọc Hồi. Hoặc xe khách chạy từ TP HCM, hay các tỉnh ở dọc quốc lộ 1A như Quảng Bình, Quảng Ngãi… đến Kon Tum cũng rất nhiều, hãy tính cung đường hợp lý nhất tùy nơi bạn đứng. Nếu có thời gian, bạn có thể chọn hành trình khám phá cả vùng đất Tây Nguyên, đó là chạy xe máy từ Nha Trang, qua con đèo Phượng Hoàng là bắt đầu địa phận Đắk Lắk và từ đó rong ruổi qua những vùng đất đỏ nắng gió. Tiểu Tuấn on Instagram.
Ngã ba Đông Dương
Địa điểm thuê xe máy: Bác Tiến – Điện thoại : 0913 458537 – Ở trên đường Hai Bà Trưng, sau lưng khách sạn Sài Gòn Buôn Mê. Bác Tiến có nhiều xe, toàn là xe số và chất lượng khá ổn. Hoặc anh Cường – Điện thoại : 0984 222441 – Địa chỉ: Ngõ 587 Lê Duẩn, phường Ea Tam, Tp Buôn Ma Thuột, Đăk Lăk. Anh này cho thuê xe cũng ổn, lấy xe tận nơi. Nhưng hơi ít xe số, chủ yếu là xe ga. Instagram photo by Nýc
Ngã ba Đông Dương
Đi đến Bờ Y, tìm về ngã ba Đông Dương – điểm đến nổi tiếng của Kon Tum, “khoái” nhất vẫn là vượt bằng xe máy, cảm giác được tự do tự tại, tự mình khám phá ra nhiều điều ở miền đất Tây Nguyên nắng gió này. Le Vinh Phat on Instagram.
Ngã ba Đông Dương
Sau khi tham quan cửa khẩu quốc tế Bờ Y, bạn hãy hỏi đường đến cột mốc ranh giới ba nước – “ngã ba” tam biên chính xác nhất. Sau khi xuất trình giấy tờ xin phép biên phòng, bạn sẽ theo con đường hơn 10 km vòng vèo quanh mấy ngọn đồi. Instagram photo by Nýc
Ngã ba Đông Dương
Sau khi tham quan cửa khẩu, theo con đường hơn 10 km vòng vèo quanh mất ngọn đồi, leo những bậc thang chạm đến cột mốc bằng đá hoa cương, đặt trên đỉnh núi độ cao 1.086 mét so với mực nước biển sẽ mang đến cho chuyến hành trình của bạn nhiều cung bậc cảm xúc tuyệt vời. Tracy on Instagram
Ngã ba Đông Dương
Theo chỉ dẫn, hãy leo những bậc thang để chạm đến hình tượng thiêng liêng của vùng biên giới đất nước. Instagram photo by Tran Hung.
Ngã ba Đông Dương
Khi đặt chân lên vùng biên qua những bậc thang là chạm tay vào cột mốc làm bằng đá hoa cương, cao 2 mét, nặng gần 900kg, được đặt trên độ cao 1.086 mét là một trong hai cột mốc biên giới ghi danh ba quốc gia Lào – Việt Nam – Campuchia. Cột mốc hình tam giác, mỗi mặt quay về phần lãnh thổ của quốc gia đó với hình quốc huy trang trọng. Ngọc Thảo Liang on Instagram
Ngã ba Đông Dương
Quan Tien on Instagram
Ngã ba Đông Dương
Khi đã chinh phục được đỉnh cao, chạm tay vào biên giới thì bạn có thể phóng tầm mắt ngắm nhìn toàn bộ vùng ngã ba Đông Dương trù phú, xanh tươi ngút ngàn. Cảm giác chinh phục được đỉnh cao, tận mục sở thị cột mốc ba mặt có một không hai luôn là điều thích thú với nhiều khách du lịch. Tuấn Anh on Instagram.
Ngã ba Đông Dương
Go Mi (pé Heo) on Instagram.

Lưu trú: Để thuận tiện cho việc tham quan, bạn nên thuê phòng tại TP Kon Tum, trên các đường Phan Đình Phùng, Trường Chinh, Duy Tân, Nguyễn Trãi… Giá một phòng tiện nghi từ 200.000 đến 300.000 đ.

vnExpress.vn

Chúng tôi có dịch vụ cho thuê xe du lịch ở miền Trung, cho thuê xe du lịch Huế các dòng xe du lịch 4 chỗ đến 45 chỗ chất lượng cao, đời mới nhất, cho thuê xe du lịch Đà Nẵng, cho thuê xe du lịch Hội An giá cả phải chăng, chu đáo nhiệt tình. Xe Huế Đà Nẵng và chiều ngược lại xe Đà Nẵng Huế.
Dịch vụ cho thuê xe miền Trung

Danh mục

Bài viết mới nhất


zalo-icon