Không gian ẩm thực Ngũ hành tại số 1 Phan Đăng Lưu đã trở thành điểm hẹn lý tưởng của hàng nghìn du khách đến với Đà Nẵng dịp lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2017.
Ẩm thực cũng là một nét văn hóa riêng độc đáo của Đà Nẵng và Miền Trung. Trong bài viết chia sẻ kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng mình cũng đưa ra một danh sách các quán ăn ngon Đà Nẵng. Bài viết này mình sẽ tổng hợp chi tiết hơn danh bạ các Món Ngon tại Đà Nẵng. Tuy nhiên chỉ bấy nhiêu thôi cũng không thể đủ được, hãy tự mình khám phá nếu có thể nhé.
Ở Đà Nẵng Mì Quảng Bà Mua rất nổi tiếng, Mì có nhiều vị ăn khác nhau như Mì Gà, Bò, Tôm, Sứa… ngoài ra bạn cũng có thể ăn bánh tráng thịt heo luôn tại đây, ăn cũng rất ngon. Danh sách địa chỉ quán Bà Mua bạn có thể tham khảo
Cơ sở chính: số 95A Nguyễn Tri Phương.
Cơ sở 1: số 16 Đặng Dung, Hòa Khánh.
Cơ sở 2: số 229 Ông Ích Đường.
Cơ sở 3: số 169K Trương Nữ Vương.
Cơ sở 4: số 71 Lê Hồng Phong.
Điện Thoại liên hệ: 0905 005 773.
Mì Quảng: quán Bà Vị 155 Trưng Nữ Vương, cũng là một quán Mì Quảng ngon bạn nên ăn thử.
Bánh xèo và bún thịt nướng ở quán Bà Dưỡng ở Kiệt 11 Hoàng Diệu.
Bánh tráng cuốn thịt ở Quán Mậu 35 Đỗ Thúc Tỉnh. Người dân địa phương hay ăn, chỉ bán bánh tráng cuốn thôi, hoặc quán Trần ở số 300 Hải Phòng, quán này khách du lịch hay ăn.
Cháo: Quán cháo bà Hường số 4 Hoàng Diệu, ở đây còn bán chả bò đặc sản Đà Nẵng.
Món Trung Quốc: Nhà hàng Phì Lũ ở đường Nguyễn Chí Thanh – các món canh đậu hũ, cơm hành, cơm gà…
Cơm: Quán 3 Cá Bống ở số 112 Nguyễn Tri Phương – cơm niêu cá bống Sông Trà kho tộ.
Các quán vỉa hè ngon
Bánh canh xương và chả, ngon nổi tiếng, nằm sau lưng trường THPT Phan Chu Trinh, đối diện quá cà phê Ghitano, số 123 Nguyễn Chí Thanh.
Bánh Bèo, Nậm, Gói ngon, rẻ trên Đường Trưng Nữ Vương, khúc giữa đường.
Hải sản
Chắc chắn phải ghé Quán Bà Thôi, đường Lê Đình Dương. Khi đến các bạn nhớ ăn cua rang me sốt, món này ngon cực kỳ. Món mực tươi nướng, các quán hải sản dọc bãi biển Mỹ Khê, giá thành hơi cao hơn một chút, cuối đường Lê Đình Dương có khá nhiều quán lẩu, quán hải sản bình dân, hãy làm ít mực tươi hấp, ngao hoa nướng mỡ hành và kết bằng món Lẩu cá Cu (loại cá đặc sản ở Đà Nẵng).
Ngoài ra còn khá nhiều quán ở dọc đường Võ Nguyên Giáp, bạn cũng nên ăn thử nhé: Quán Thơ Ý, ở cuối đường Sơn Trà Điện Ngọc, ngay sát bãi biển nhé. Quán này ăn ngon bổ rẻ lại phục vụ nhiệt tình. Một số món ăn nên thử: món nghêu nướng mỡ hành, hàu nướng, mực chiên giòn, giá vô cùng “hạt dẻ”.
Buổi sáng, điểm tâm ngon là toàn là Bún
Bún bà Thương, 20 năm rùi, nằm trên đường Trần Quốc Toản, không có biển hiệu, gần ngã tư Đường Yên Báy và Trần Quốc Toản.
Bún bà Hương, cũng tầm 10 năm, đường Đống Đa, nằm ngay ngã 3 Đống Đa – Cao Thắng, bán cả ngày.
Bún bà Đào bán trước năm 80, giờ con bà ấy bán, trong hẻm đường Nguyễn Chí Thanh, gần ngã tư.
Bún chả cá ngon cùng với hẻm trên, ngoài hẻm cũng có nhưng không ngon bằng.
Bún ốc có hương vị ngon như Hà Nội, ngã 3 đường Trần Phú và Hoàng Văn Thụ, chỉ bán buổi sáng.
Bún chả cá ngon nữa là đường Lê Hồng Phong, chạy khoảng giữa đường.
Bà Thuyên (Lê Duẩn): bún mắm thịt quay nem chả, mắm ngon tuyệt cú mèo, húp được đã húp rồi. Cái này thì hơi cao cấp 1 xíu vì quán sá đàng hoàng sạch sẽ mà.
Bà Lệ (ngã tư Nguyễn Hoàng với Nguyễn Văn Linh): bún mắm thịt luộc nem chả tai mui, mắm ngon ko thua quán bà Thuyên.
Bà mập ở ngã ba Trần Bình Trọng và Ngô Gia Tự: bún nem chả tai mui. Mắm không được ngon cho lắm nhưng có cái chả mỡ chiên tuyệt. Bà chủ rất tốt bụng, xin rau là cho cả mớ luôn.
Quán không nhớ tên ở trên đường Trần Kế Xương: Bún mắm nem chả thịt quay tai mui cái gì cũng có. Giá cả cũng phải chăng. Nếu ăn thập cẩm thì có thể mắc hơn. Chả mỡ ở đây cũng giống như bà mập.
Bún thịt nướng
Bà Dưỡng ở Kiệt 11 Hoàng Diệu, Đà Nẵng: nước tương ngon không đâu sánh bằng. Nhưng quán ở trong hẻm hơi bị chật chội. Trong cái hẻm đó cũng rất nhiều quán ăn theo nên phải chú ý vào đúng tên quán nha, ngoài bún thịt nướng còn có Bánh Xèo cũng rất ngon.
Quán Bà Ngọc, nhiều chi nhánh: Pasteur, Yên Bái, Đống Đa. Chỗ này được cái tương ngon và béo.
Bà Trai Đống Đa (quán này ko có bánh xèo) rau ngon, thịt ướp cũng ngon. Rẻ hơn bà Ngọc.
Bà Xuân (nằm gần siêu thị): ở đây có cả bún mắm, cũng ngon. Nghe giang hồ đồn có mín ram cuốn cải mà chưa ăn thử nơi.
Bánh bèo lọc nậm gói ít ram
Đường Nguyễn Chí Thanh: có 2 quán đầu đường và cuối đường, quán nào cũng ngon.
Đường Hoàng Văn Thụ (bà Bé).
Đường Trần Cao Vân (chỉ bán bánh bèo vào buổi sáng từ 6h đến 9h) đối diện xí nghiệp của đường sắt.
Quán nhỏ nhỏ trên đường Nguyễn Du: giá siêu rẻ, gần trường Nguyễn Khuyến, bà chủ quán bị còng.
Ngoài ra có thể vô chợ ăn: Cồn hoặc Hàn market chẳng hạn, ngon chán.
Quà bánh mua về làm quà
Một món bánh có thể mang về làm quà: Bánh khô mè bà Liễu – bánh vừng giòn thơm.
Quầy thực phẩm Bé ti ở Quầy 135 Chợ Hàn, Đà Nẵng: Chỉ cần liên hệ số 0511 837262 là được mang tận nơi, mình ra mua trả tiền rồi chủ hàng mang đến tận khách sạn cho mình.
Quầy mắm Chị Bé (Nhựt Hoàng): Quầy H34/6 K266, liên hệ: 0511582182 rất nhiều loại mắm ngon và cũng mang đến tận nơi luôn.
Quầy Dì nuôi (136 Chợ Hàn, liên hệ: 05113812417) – hoặc gọi số 01688919295 để mua đồ hải sản khô, cá, mực, bò, nai khô ăn liền ngon, đóng đồ cẩn thận, bán hàng thật thà, không “ship” hàng.
Tré Bà Đệ – đặc sản Đà Nẵng tại số 81 Hải Phòng.
Ngoài ra tại chợ Hàn có thể mua đặc sản của các vùng lân cận với chất lượng tốt ví dụ như: tỏi và hành tím Lý Sơn, thanh trà Huế, mạch nha đặc sản Quảng Ngãi…
Café & Trà
Café Nếp: nằm trong ngõ trên đường Trưng Nữ Vương, quán này có cặp chị em hát rất hay, mỗi người một phong cách. Cô chị tên Cát Tiên, cô em tên Trọng Lý, quán có đặc sản rượu Nếp uống thích phết.
S-rock: mang phong cách Rock và có món Tequila uống ngon.
Trà, cafe: ở Trúc Lâm Viên 5, Trần Quý Cáp, nhà cổ, không gian đẹp, đồ uống giá hợp lý, đầy đặn, có chỗ cho các con chạy nhảy.
Bánh cuốn thịt heo: Quán Mậu – trến đường cách mạng tháng 8 đường vô nhà máy thuốc lá, hay quán Trần 2 đường Hải Phòng, gần siêu thị Bài Thơ (phục vụ nhiệt tình).
Phở Bắc: số 63 đường Đống đa.
Mì Quảng: Bà Ngân Đường Đống Đa gần ngã 3 Đống Đa, Lý Thường Kiệt.
Mì Quảng: bà vị Đường Triệu Nữ Vương, ngã tư Triệu Nữ Vương với Lê Đình Dương.
Bánh canh: Nguyễn Chí Thanh hoặc đường Trần Phú đối diện nhà hàng Aspara.
Cơm gà: Đường Hải phòng gần trường Phan Chu Trinh.
Súp cua và chả: quán đường Hoàng Văn Thụ, đối diện Trung Tâm văn hóa Phường.
Bún bò Huế: Đường Nguyễn Chí Thanh đoạn ngã tư Nguyễn Chí Thanh và Quang Trung.
Bún bò: Đường Nguyễn Chí Thanh đoạn trước nhà hát Trưng Vương.
Bún mắm: quán nằm trên đường Huỳnh Thúc Kháng (bán buổi sáng) hoặc nằm trong kiệt nhỏ vào Triệu Nữ Vương (bán cả ngày).
Cơm niêu: Đường Nguyễn Thị Minh Khai qua ngã tư giao giữa đường Quang Trung và đường Nguyễn Thị Minh Khai.
Khu ẩm thực gần siêu thị Bài Thơ.
Bún thịt nướng, nem lụi: gần siêu thị Bài Thơ hoặc dãy quán ở đường Hoàng Diệu.
Bún chả cá: đường Lê Hồng Phong.
Xôi gà thịt trứng: ngã tư Lê Duẩn Ngô Gia Tự (chỉ bán buổi sáng).
Ốc hút: trên đường Lê Duẩn (chỉ bán chiều tối).
Bánh bèo nậm lọc: đường Trưng Nữ Vương, cạnh trường Diên Hồng cũ, nếu là buổi sáng thì quán nằm đầu đường Nguyễn Chí Thanh (bán bánh bèo chén).
Chè: chè Xuân Trang, chè ngã năm, chè Hương, chè Xa vẵn cho đến Sinh tố đường Lê Duẩn, đường gần chợ Mới.
Bánh tráng nướng ướt/ khô (và thịt bò khô): đường Lý Thái Tổ hoặc kiệt nhỏ gần Huỳnh Thúc Kháng.
Đừng quên tham khảo một số tour du lịch Đà Nẵng của Elephant Tourist tại đây:
Mì Quảng là món ăn dân dã trứ danh ở vùng quê miền Trung – Quảng Nam Đà Nẵng, Đây cũng là món ăn mà du khách khi du lịch đến Đà Nẵng và Hội An không thể bỏ qua
Món mì Quảng có những nét đặc trưng riêng, từ nước dùng đến sợi mì. Khi gọi, bạn sẽ thấy đầu bếp cho một lớp rau sống vào bát rồi phủ một lớp mì xắt sẵn lên trên. Nước dùng chan xăm xắp, để nước thấm vào từng sợi mì, lẫn vào lớp rau sống, nước có màu vàng đỏ tạo sự ngon mắt, béo ngậy. Rắc một nhúm lạc rang giòn giã vừa nhỏ lên trên, cùng hành tươi xắt vụn, chanh, ớt… là những phần phụ làm tăng độ béo, chua, cay.
Mì Quảng ăn kèm bánh tráng và rau sống là đúng vị.
Để làm mì, người ta dùng gạo còn nguyên vỏ cám, đem ngâm rồi xay tay. Bột xay đem tráng thành bánh và cắt nhỏ bằng dao rất điệu nghệ. Hiện nay người ta dùng máy cắt bánh nhanh và vệ sinh hơn. Do gạo còn vỏ cám nên màu sợi mì đục chứ không phải ngâm nước tro. Trong quá trình tráng rồi chần mì, người ta bôi thêm dầu phụng để khỏi dính, vì vậy khi ăn có mùi rất béo. Lá mì không được dẻo quá hay tơi vì khi trộn lên, cọng mì bị gẫy thì món ăn sẽ không còn hấp dẫn.
Rau sống đúng kiểu mì Quảng, gồm 9 loại: cải non mới nụ, xà lách tươi, húng, quế, giá đỗ, rau răm, ngò rí với hành hoa thái nhỏ… trộn lẫn với bắp chuối xắt mỏng. Có lẽ vì thế mà mì Quảng ăn không bị ngán hay cảm giác khô dù ít nước dùng.
Ngày nay có nhiều biến tấu để món mì Quảng thêm tròn vị, đa dạng như mì gà, bò, sườn, ếch, tôm thịt chả sứa hay thập cẩm…
Biến tấu mì Quảng ếch.
Ở Đà Nẵng, mì Quảng được bán buổi sáng ở rất nhiều nơi như vỉa hè, hàng quán, các chợ với giá 15.000 đồng một bát. Du khách du lịch Đà Nẵng thường chọn các quán lâu đời, bán cả ngày, giá từ 25.000 đồng một bát như:
Mì Quảng Bà Lữ: đường Nguyễn Văn Linh, quận Hải Châu.
Mì Quảng 1A: số 1A đường Hải Phòng, quận Hải Châu.
Hoặc quý du khách có thể mua tour Hội An 1 ngày để thưởng thức món mì Quảng có trong thực đơn chương trình tour Đà Nẵng Hội An tại nhà hàng phố cổ về đêm