Ghé Đèo Hải Vân – giáp ranh giữa hai vùng đất

Đến Hải Vân là đến với nơi giao thoa giữa hai vùng đất Đà Nẵng và Huế, nơi chiếm lĩnh đỉnh cao, nhìn bao quát thành phố Đà Nẵng, và cả hòa mình trong âm vọng sử thi của bao dấu chân người Việt xưa đi mở cõi, bồi hồi thương nhớ quá khứ thẳm sâu của khúc ruột miền Trung.

Có thể bạn cũng quan tâm:

Đèo Hải Vân
Là một vùng đèo cao nằm dọc theo bờ biển dài 1600km

Đèo Hải Vân nằm trải dài theo sườn núi Hải Vân đoạn đường dài khoảng 1600km, đây là đèo cao nhất (khoảng 500 mét so với mực nước biển), đầy hiểm trở và cũng là đỉnh núi cuối cùng của một mạch Trường Sơn đâm ngang ra biển. Trong nhiều thế kỉ, vùng đèo này tạo thành một bức tường ngăn cách nền văn hoá Chàm cổ ở phía Nam và nền văn minh kế thừa của tộc Việt tại vùng châu thổ sông Hồng, là đường phân chia giữa những ảnh hưởng văn hoá từ phía bắc và phía nam châu Á.

Hải Vân Quan
Hải Vân Quan – Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan.

Đèo Hải Vân chênh vênh một bên là núi rừng, một bên là biển cả, đỉnh đèo mây phủ quanh năm nên còn được gọi là “đèo Mây”. Trong Phủ Biên tạp lục, Lê Quý Đôn từng nhận xét: Hải Vân dưới sát bờ biển, trên chọc tầng mây là giới hạn của hai xứ Thuận HóaQuảng Nam. Trước đây, vào thế kỷ 13, vùng đất này thuộc về 2 châu Ô, Rí của vương quốc Chămpa, được vua Chămpa là Chế Mân cắt làm sính lễ cầu hôn công chúa Huyền Trân đời Trần. Ngay trên đỉnh đèo, dấu vết tiền nhân vẫn còn để lại: những cửa đèo và thành lũy đắp ngang. Cửa trông về phủ Thừa Thiên đề ba chữ “Hải Vân Quan”, cửa trông xuống Quảng Nam đề “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” (đây là từ đề tặng của vua Lê Thánh Tôn khi dừng chân ngắm cảnh nơi này).

Đèo Hải Vân
Đường đèo là nơi thưởng ngoạn và thử thách lý tưởng cho du khách.
Xem thêm: Du lịch Huế | Du lịch Bạch Mã

Trên con đường xuyên Việt qua dải đất miền Trung đầy nắng gió, đèo Hải Vân lâu nay đã trở thành nơi thưởng ngoạn lý tưởng của du khách vào Nam, ra Bắc. Từ Đà Nẵng theo quốc lộ 1A về phía bắc, sau khi qua vùng Nam Ô, du khách bắt đầu lên đèo Hải Vân. Bắt đầu từ đây, con đường dốc dần lên, như sợi chỉ trắng quấn trên triền núi xanh lục, cho tới khi lên đến đỉnh sẽ thấy toàn cảnh vịnh và thành phố bên dưới hiện ra đột ngột, đẹp đến sững sờ. Xa xa, dải cát trắng phau của bãi biển Non Nước trải rộng tới tận chân trời, vượt ra tận những tảng đá chênh vênh của Ngũ Hành Sơn.

Dù thời gian có trôi đi nhưng những gì thiên nhiên ban tặng nơi đây, qua thời gian sẽ trở thành những giá trị nhân văn và không bao giờ bị mất đi.

Nguồn: http://yeudanang.org/ghe-deo-hai-van-giap-ranh-giua-hai-vung-dat.html

Chúng tôi có dịch vụ cho thuê xe du lịch ở miền Trung, cho thuê xe du lịch Huế các dòng xe du lịch 4 chỗ đến 45 chỗ chất lượng cao, đời mới nhất, cho thuê xe du lịch Đà Nẵng, cho thuê xe du lịch Hội An giá cả phải chăng, chu đáo nhiệt tình. Xe Huế Đà Nẵng và chiều ngược lại xe Đà Nẵng Huế.

Đèo Hải Vân nhìn từ toa tàu lửa

Đèo Hải Vân – nằm trên dãy Bạch Mã nối TT – Huế và Đà Nẵng đã có hầm qua núi hiện đại nhưng nhiều người vẫn chọn cách đi tàu để có thể thưởng ngoạn phong cảnh kỳ thú của nơi được mệnh danh là “Thiên hạ đệ nhất hùng quan”.

Đèo Hải Vân
Đèo Hải Vân có chiều dài 21 km, với đỉnh cao nhất là 496 m so với mực nước biển. Giao thông qua đèo Hải Vân khó khăn đối với đường bộ và đường sắt do địa hình hiểm trở.

 

Đèo Hải Vân
Cung đường sắt Hải Vân nằm phía đông trục đường bộ (Quốc lộ 1), sát biển. Có thể thấy nhiều đoạn, một bên là vách núi, bên kia là vực sâu.

 

Đèo Hải Vân
Cung Hải Vân đi trên triền núi, qua 18 cầu và 6 hầm chui, trong đó hầm ngắn nhất là 85 m, hầm dài nhất là 600 m.

 

Đèo Hải Vân
Lán trại của công nhân bảo dưỡng sửa chữa đường sắt tại khu vực giữa đèo. Ở Hải Vân rừng núi hoang vu, địa hình hiểm trở. Để đảm bảo cho công việc tiến hành được nhanh nhất, người công nhân phải bám lấy những cung đường.

 

Đèo Hải Vân
Khung cảnh choáng ngợp của rừng, núi, biển dễ hút hồn du khách đi tàu.

 

Đèo Hải Vân
Tàu qua các ga: Kim Liên, Hải Vân Nam (Đà Nẵng), Hải Vân (nằm giữa đèo), Hải Vân Bắc, Lăng Cô ( Thừa Thiên – Huế). Trong đó ga Kim Liên và Lăng Cô nằm hai bên chân đèo; còn các ga Hải Vân Nam, Hải Vân, Hải Vân Bắc thuộc đèo.

 

Đèo Hải Vân
Những nhà ga này không đón trả khách. Đây chỉ là trạm kỹ thuật và nơi tránh tàu. Từ trên tàu có thể thấy những vách núi dựng đứng ở phía Tây và biển Đông ngay sát dưới chân; từ cửa sổ toa tàu có thể nhìn thấy cả đoàn tàu đang uốn lượn men theo triền núi. Ảnh: Biển Lăng Cô thuộc địa phận Thừa Thiên – Huế.

 

Đèo Hải Vân
Một đoàn tàu hàng đang chờ tránh tàu Thống Nhất ở ga Hải Vân Bắc.

 

Đèo Hải Vân
Ga Lăng Cô (Thừa Thiên – Huế), nơi kết thúc Cung Hải Vân theo chiều nam – bắc.

 

Đèo Hải Vân
Đoạn đường Lăng Cô, đã qua con đèo, độ cao tuyến đường sắt gần với mực nước biển.
Dịch vụ cho thuê xe miền Trung

Danh mục

Bài viết mới nhất


zalo-icon