Đi chơi ở Huế – Thông tin và kinh nghiệm

Nếu như nhiều người nói đi chơi ở Huế buồn, chả có gì chơi, thì mình không hề thấy như thế. Chỉ có hai khả năng khiến bạn thấy không thỏa mãn với Huế: hoặc bạn chưa từng tìm hiểu về Huế trước khi đến, hoặc bạn đã mong đợi ở Huế những điều không hề Huế. Nếu bạn muốn đến chơi một thành phố hiện đại, có các khu vui chơi giải trí và tiện ích mới, muốn mua sắm đồ thời trang, muốn vào bar hoặc lên sàn, mà lại tới Huế, thì lỗi tại bạn chứ đâu phải tại Huế?

đi chơi ở huế, thăm Đại Nội
Chia sẻ kinh nghiệm đi chơi ở Huế. Ảnh: Internet.

Lập kế hoạch đi chơi ở Huế

Mình xin nhắc lại là những hiểu biết về Huế cũng dựa theo kinh nghiệm khám phá Huế thôi nên nhiều lúc ngồi đối chiếu những điểm ăn, điểm chơi ở Huế mà mình biết với người Huế xịn mới thấy có nhiều chỗ mình hổng cơ bản ghê gớm.

đi chơi ở huế
Nhà vườn Bến Xuân. Ảnh: Hue tourist.

Thế nhưng 5 lần đi Huế chơi, chưa lần nào mình thấy Huế buồn. Cũng có thể tại Huế vừa vặn với mình, hoặc vấn đề ở chỗ là bạn đi với ai chứ không phải đi đâu. Mà càng lang thang nhiều, mình càng thích Huế, không khí ở Huế, con người Huế và rất nhiều điều khác.

đi chơi huế ở đâu, lagoon tam giang
Đầm Phá Tam Giang.

Mình đi Huế nhiều nhưng vẫn chưa đi được hết những chỗ nên đi, như phá Tam Giang, như khu vương phủ mạn sông An Cựu, như nhà cũ của ông Tôn Thất Thuyết, lăng Gia Long,… trong khi Đại Nội, lăng Minh Mạng, Tự Đức, Khải Định mình đi đến 3 lần rồi.

đi chơi huế ở đâu, tham quan lăng Khải Định
Lăng Khải Định có kiến trúc pha lẫn Đông Tây. Ảnh: Internet.

Nhưng để viết tất tật về Huế thì lại rất dài. Mình sẽ viết những gì mình biết về Huế qua các trải nghiệm cũng như những gì mình nhặt nhạnh được trên mạng mà chưa kịp trải nghiệm. Trong bài viết này, mình sẽ chia sẻ lại lịch trình dự kiến đi chơi Huế mà mình lập ra cho chuyến đi chơi với bọn bạn đợt lễ vừa qua. Lịch trình ấy so với thực tế có lệch một chút xíu, nhưng nhìn chung là mình thấy tương đối logic, các bạn có thể tham khảo để lập kế hoạch của riêng mình.

Thời gian Hoạt động Ghi chú
Khởi hành 17h30′ Lên xe Camel tại trụ sở 459 Trần Khát Chân Ăn tối trước khi đi
Đêm Ngủ trên xe
Ngày thứ nhất 8h00 Đến Huế – Ăn sáng với cơm bún hến quán chị Nhỏ Đường Phàm Hồng Thái
8h30 – 9h00 Bắt taxi để đồ xuống khách sạn và thuê xe máy
9h – 11h Thăm cung An Định 97 Phan Đình Phùng
11h – 12h30 Ăn trưa: Quán cơm chị Tẹo 59 Hai Bà Trưng
12h30 – 13h30 Nghỉ trưa tại phòng
14h30 – 16h30 Thăm Đại Nội
16h30 – 18h30 Ngắm hoàng hôn trên phá Tam Giang
18h30 – 19h30 Ăn tối: Bánh Huế quán Hàng Me Đường Võ Thị Sáu
19h30 – 20h30 Tắm giặt nghỉ ngơi tại phòng
Thời gian còn lại Lang thang chơi bời: cà phê Serenade, Trà đình Vũ Di, cafe lầu Tứ Phương Vô Sự
Ngày 2 7h00 Dậy đánh răng, vệ sinh
7h30 – 8h30 Ăn sáng: bún thịt nướng quán Huyền Anh K52 Kim Long
8h30 – 9h45 Nhà vườn An Hiên (20k/khách) 58 đường Nguyễn Phúc Nguyên
9h45 – 11h00 Đi thăm chùa Thiên Mụ
11h00 – 12h00 Ăn trưa: Cơm Âm Phủ 35 Nguyễn Thái Học nên gọi cơm Âm Phủ ăn thử cho biết
12h00 – 13h30 Nghỉ trưa
14h00 – 16h30 Đi thăm lăng Khải Định + Đan Viện Thiên An
17h00 Nghỉ ngơi và tắm giặt tại phòng
18h30 – 19h30 Ăn tối – Có thể đi ăn chè Hẻm đường Hùng Vương
20h00 – 21h30 Cà phê quán Vĩ Dạ Xưa 131 Nguyễn Sinh Cung
Ăn đêm Bún đường Mai Thúc Loan Bắt đầu bán sau 9h00 đêm
Ngày 3 7h00 Ăn sáng với Bún bò Huế 15 Lý Thường Kiệt (Cạnh nhà khách Công Đoàn)
7h30 Thăm đàn tế Nam Giao
10h00 – 11h30 Thăm Lăng Tự Đức
12h00 Về phòng thu dọn đồ đạc
12h00 – 13h00 Ăn trưa:

  • Cơm chay Liên Hoa thư quán
14h30 – 16h00
  • Bảo tàng Mỹ Thuật Cung Đình
  • Nhà thờ dòng chúa Cứu Thế
  • Hổ Quyền
  • Bảo tàng: Số 3 Lê Trực
  • Nhà thờ: cuối đường Nguyễn Huệ
16h00 Về bến xe Camel
17h00 Lên xe về Hà Nội
đi huế chơi gì, quán cà phê Tứ Phương Vô Sự Lầu
Uống cà phê tại Tứ Phương Vô Sự Lầu. Ảnh: Internet.
đi Huế chơi gì ở đâu, bánh bột lọc
Thưởng thức các món ngon của Huế. Ảnh: Internet.

Lịch trình chuyến đi chơi ở Huế trong 4 đêm 3 ngày, trong đó có 2 đêm dành để di chuyển trên đường

Chi phí tụi mình dự kiến của chuyến đi chơi Huế là 3 triệu đồng, và thực tế đã tiêu hết đúng số tiền đó. Mình đi đúng đợt ngày lễ nên vé xe tăng lên, và phòng nghỉ hơi khan hiếm, chứ nếu đi ngày nghỉ bình thường và chi tiêu tiết kiệm thì chỉ cần 2.5 triệu đồng trở xuống.

đi huế chơi gì
Đi chơi ở Huế có gì?

Tiếp theo mình xin chia sẽ kinh nghiệm chọn phương tiện đi Huế cũng như nơi lưu trú, các địa chỉ ăn uống và những điểm du lịch nên ghé thăm khi đến Huế chơi.

Thông tin và kinh nghiệm khi đi Huế chơi

Di chuyển đến Huế

Trong số các phương tiện vào Huế, chỉ còn có mỗi đường không và đường thủy (từ Hà Nội đi ra Hải Phòng, rồi bơi vào Huế =]]) là mình chưa đi. Mình sẽ giới thiệu lần lượt về các phương tiện để di chuyển từ Hà Nội đi Huế cũng như các phương tiện để đi lại trong Huế.

Nếu đến Huế bằng đường hàng không, bạn có thể bắt taxi hoặc đặt dịch vụ xe đưa đón sân bay Phú Bài Huế để về trung tâm thành phố, qua đường dây nóng: 09054.15551

1. Tàu hỏa

Đi tàu là phương pháp phổ biến, thuận tiện và dễ chịu nhất để vào Huế. Nếu đi tàu SE3, bạn sẽ phải ngủ trên tàu một giấc khoảng 12 tiếng tròn (23h00 đi, 10h45 hôm sau là đến ga Huế), còn tàu SE1 đi hết 13 tiếng (đi 19h, đến lúc 8h sáng hôm sau).

Hiện nay giá vé nằm cứng điều hòa khoang 6 giường và nằm mềm điều hòa khoang 4 giường vào khoảng 800k đến gần 1 triệu. Tàu TN là tuyến tàu chậm, dừng đỗ qua nhiều ga địa phương dọc đường nên đi rất mệt và đêm ngủ cũng không ngon giấc, vì thế mình nghĩ không nên mua.

Để có giá vé chuẩn vui lòng truy cập trang web của ga Hà Nội: http://www.gahanoi.com.vn/giave.aspx.

Mình chỉ có một lưu ý nhỏ nếu đã chọn đi tàu, đó là nên lấy giường tầng 1 dù giá đắt hơn chút (buổi đêm giường tầng 2 khoang điều hòa lạnh dã man lắm) và cần lưu ý mua vé sớm để có được giường đẹp (mình thường đi mua vé trước ít nhất 2 tuần).

2. Xe khách giường nằm

So với tàu hỏa và máy bay thì ô tô giường nằm là một giải pháp kinh tế hơn. Xe giường nằm vào đến Huế hoặc qua Huế đều đã có nhà vệ sinh ngay trên xe và mặt bằng chung về dịch vụ cũng đang tốt lên dần dần.

Xe khách ở Huế
Các hãng xe khách chạy tuyến Hà Nội – Huế – Hà Nội. Ảnh: Internet.
HOTLINE: 0932.464.111

Ngoài Camel, giờ cũng đã có nhiều hãng xe giường nằm khác cũng vào Huế, có thể kể đến như Hoàng Long, Singcafe… Mình chưa đi Sing nhưng hơi ác cảm tí với chuyện nhập nhằng nhái bén giữa các hãng Sing, còn Hoàng Long thì thấy mọi người phàn nàn là đắt hơn mà thái độ nhân viên hơi bị lồi lõm.

Xe khách Camel Travel:
  • Địa chỉ: Số 459 Đường Trần Khát Chân.
  • Điện thoại: 04-36.250.739 / 04-36.250.659
  • Vé xe Camel ở thời điểm hiện tại khoảng 320k. Chỉ cần mua trước khi đi khoảng 1 tuần.
Xe Hoàng Long:
  • Trụ sở: Số 7/155 Cầu Giấy- Tp. Hà Nội.
  • Điện thoại: 04-6672.6080 – 0978.600.558 – 0916.12.08.84.
  • Hiện tại giá vé vào Huế của Hoàng Long là 360k.
Xe Trekking Travel
  • Địa chỉ: Số 1 Trần Khánh Dư (Gân cây xăng dốc Bác Cổ – Bên cạnh bảo tàng Lịch Sử)
  • Điện thoại: 04-3.716.3751
  • Hotline: Mr Tiến 0908.855.785 – Mr Đạt 0989.688.698

Ngoài ra bạn đi từ TP HCM thì có thể sử dụng dịch vụ của nhà xe Thuận Thảo (cũng là chủ của Resort Golden Beach và khách sạn 5 sao Cendeluxe ở Phú Yên). Giá vé từ TPHCM ra Huế là khoảng 520k.

3. Xe máy

Sử dụng xe máy đi Huế chơi cũng là một lựa chọn không tồi nếu bạn có thời gian và đã có chút kinh nghiệm lượn xa bằng xe máy. Quãng đường Hà Nội – Huế (QL 1 – đông xe khách và xe tải, chạy đoạn từ Hà Nội đến Nghệ An – Hà Tĩnh rất mệt và căng thẳng) hoặc 800km (đường HCM Đông – đường rộng, đẹp, dễ đi, vắng xe, và vì thế mình có nghe nói đến chuyện có cướp trên đường HCM vào buổi tối, tuy nhiên đợt mình đi thì không gặp anh cướp nào).

Đọc thêm: Từ Hà Nội đi Huế bao nhiêu km

Đi Huế chơi bằng xe máy
Đi Huế chơi bằng xe máy cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị. Ảnh: Internet.

Hơn 2 năm trước mình từng quẳng xe máy lên ô tô, vào đến Huế thì bỏ xe ra, phi qua đèo Hải Vân sang Đà Nẵng, thẳng tiến Hội An rồi từ đấy chạy ngược dần về Hà Nội. Cả chuyến đi hết khoảng 10 – 12 ngày gì đấy, chi phí tổng cộng hết 2.2tr. Lần đầu tiên mình chạy đường Hồ Chí Minh, và cũng ngay từ lúc đấy, mình bị mê muội với con đường này. Chuyến ấy ngay giữa đợt nóng đỉnh điểm của miền Trung trong suốt gần 40 năm qua, nên trải nghiệm rất chi là sâu sắc, chạy mệt lại vào rừng cao su trải áo mưa nằm ngủ, và lúc về bọn mình dính quả mưa rừng xối xả ào ạt ở Thanh Hóa, dù mặc áo mưa cũng ướt hết quần áo, trông như một lũ ăn mày :))

Nếu đã chọn đi xe máy thì các bạn nhớ bảo dưỡng xe cẩn thận, mang theo đồ sửa xe phòng trường hợp hỏng hóc. Đường HCM rất vắng và các cây xăng cũng cách xa nhau, nên hãy chuẩn bị sẵn tinh thần mua xăng lẻ với giá đắt hơn cây xăng khoảng 5-7k.

4. Di chuyển quanh Huế

Huế là một thành phố nhỏ xinh với những con đường vắng vẻ rợp bóng cây, một thành phố yên tĩnh và bình tĩnh, vì ít khi thấy va chạm xe, mà có va chạm cũng chả bao giờ thấy cãi cọ hay tuốt kiếm xin nhau tí huyết. Thế nên, lang thang xe máy ở Huế là một điều kì diệu nho nhỏ, bất kể là bạn lang thang lúc nào đi nữa. Hãy lượn cả vào những ngõ ngách nho nhỏ ở khu Kim Long, hay ngay trong nội thành, để thấy những ngôi nhà nhỏ xinh xắn bên trong hàng rào cây, hay ngôi nhà cấp bốn lụp xụp đơn xơ của người dân lao động, để thấy một Huế rất nhân văn, bên cạnh một Huế đạo mạo với đền chùa cung cửa.

đi chơi huế trong ngày
Thuê xe máy đi khám phá những con đường xinh đẹp ở Huế. Ảnh: Internet.

Thuê xe máy

Đi chơi ở Huế, nếu cần thuê xe máy thì tham khảo kinh nghiệm thuê xe máy ở Huế nhé. Có lần mình ra biển Thuận An, đánh mất vé xe và cả chìa khóa xe. Về đến khách sạn thì gọi cho bên thuê xe, họ cho nhân viên mang theo giấy tờ xe + chìa khóa sơ cua và đèo mình ra đến Thuận An để lấy xe (khoảng 13km). Sau đấy mình hỏi có phải bồi thường gì cho bên thuê xe không, thì được trả lời rằng đấy chỉ là điều không may, chả sao cả, chỉ cần đi đánh lại 2 cái chìa khóa xe cho họ là được. Mình đi đánh chỗ giữa giữa đường Lê Lợi, hết có tổng cộng 10k.Taxi ở Huế

4. Taxi

Taxi ở Huế nói chung cũng chả khác gì như taxi nhiều nơi khác, nghĩa là sẵn sàng vòng vèo ngay khi có thể, dù đấy là taxi Mai Linh hay Đông Ba. Vì thế tốt nhất là bạn nên biết đường hoặc có GPS để chỉnh bạn lái xe ngay khi định mua đường. Tất nhiên nếu bạn xông xênh, chả quan tâm đến vài chục ngàn lẻ thì cũng không cần lên tiếng đâu.

Vài hãng Taxi nổi tiếng ở Huế:
  • Taxi Mai Linh: (054) 389 89 89 – (054) 382 47 47
  • Taxi Đông Ba: (054) 384 84 84
  • Taxi Phú Xuân: (054) 387 87 87

Nghỉ ngơi

Nhìn chung dịch vụ khách sạn, nhà nghỉ ở Huế giá cả và chất lượng chấp nhận được, cũng không đến nỗi quá thiếu thốn phòng hoặc tăng giá cao đột ngột trong các dịp lễ tết. Tuy nhiên vào dịp lễ tết hoặc mùa cao điểm du lịch thì nên đặt phòng trước nếu bạn đi nhóm đông, còn không, khi đến Huế xong có thể lang thang chọn khách sạn, mặc cả và xem phòng cho vừa ý.

khách sạn ở huế
Khách sạn EMT Homestay ở trung tâm Huế, giá phải chăng chỉ 300k/phòng đôi.

Một số khu phố tập trung nhiều khách sạn là đường Lê Lợi (đường dọc theo sông Hương, nhiều KS lớn như Saigon Morin, Hương Giang, Century Riverside…), đường Hùng Vương (trục đường chính đâm thẳng tới cầu Trường Tiền, có cả khách sạn 5 sao như Imperial, Best Western Premier Indochine Palace – tên dài khiếp – lẫn các khách sạn nhỏ), Đội Cung, Bến Nghé, Võ Thị Sáu (khu phố và khách sạn – nhà nghỉ Tây ở rất nhiều) hoặc Nguyễn Thái Học, Chu Văn An (khá nhiều KS, nhà nghỉ nhỏ trong ngõ, vị trí vẫn tương đối tiện lợi mà rẻ hơn ngoài mặt đường).

Ngoài ra nếu không quan tâm lắm đến vị trí trung tâm, bạn có thể kiếm khách sạn, nhà nghỉ giá rẻ trên các phố Vĩ Dạ, Nguyễn Sinh Cung…, giá sẽ chỉ khoảng 200k – 250k, phòng chấp nhận được.

Để có được cái nhìn rõ ràng về giá rổ, địa điểm, hình ảnh về phòng phiếc, bạn nên xem trên Agoda.com hoặc booking.com rồi gọi điện trực tiếp cho khách sạn nói chuyện.

đi chơi buổi tối ở huế, phố đi bộ Phạm Ngũ Lão
Đi chơi buổi tối ở Huế thì có phố đi bộ Phạm Ngũ Lão sôi động. Ảnh: Internet.

Có thêm thời gian thì cụ xem xét đi thêm các điểm sau:

  • Trời nóng mà cụ hứng lên muốn tắm biển thì tầm 4h ra biển Thuận An, vừa tắm vừa ăn hải sản. Biển Thuận An cách trung tâm Thành phố tầm 13km. Sóng hơi lớn và cát tương đối dốc nên chỉ khoảng 6h là bị đuổi vào không cho tắm nữa.
  • Suối khoáng Mỹ An (gần hơn, tầm 10km từ trung tâm thành phố, trên đường ra Thuận An) hoặc suối khoáng Thanh Tân (tầm 30km thì phải, đi ngược về phía Quảng Trị). Cả 2 nơi đều có phòng nghỉ, giá rổ dịch vụ ổn. Cụ cần thêm thông tin thì sợt 2 cái từ khóa của 2 khu là ra website của nó.
  • Vườn QG Bạch Mã – lên Hải vọng đài ngắm biển rất thích. Tiện chân đi thêm lên đèo Hải Vân ngắm cảnh nước non cứ gọi là lê tê phê. Từ đỉnh đèo, chạy quá lên một tí sẽ thấy thành phố Đà Nẵng dần dần hiện ra sau những góc lên xuống của đèo, không khác gì tiên cảnh.
  • Đan viện Thiên An cũng thú vị, nếu cụ thích tìm hiểu thì em sẽ PM thêm một số thông tin để cụ có thể vào thăm. Cái này ngay chỗ đồi Vọng Cảnh.
  • Đàn tế Nam Giao. Nếu đến xem theo kiểu lớt phớt cho biết thì không thấy có gì đặc biệt, nhưng nếu tìm hiểu trước thì em thấy nó hay. Đấy là chỗ vua Nguyễn cùng bách quan tế trời đất. Cụ có hứng em sẽ đưa thêm thông tin về chỗ này. Ngoài ra rừng thông xung quanh đàn cũng rất mát. Em ngồi gốc thông nhắm mắt nghỉ ngơi nghe gió thổi thật không muốn quan tâm gì đến công việc áp lực hay lão sếp dở hơi nào nữa.
  • Loanh quanh phía khu các lăng mộ còn có Hổ quyền – nơi hồi xưa hổ hay chiến đấu với voi, đại khái kiểu đấu trường Collise bên La Mã, và Chín Hầm, nơi bạo chúa Trung phần Ngô Đình Cẩn giam tù.

Đạp xe ngắm phố Huế và đón hoàng hôn buông xuống

Hãy thuê một chiếc xe đạp ngắm phố Huế và đón hoàng hôn buông xuống. Đạp xe ngắm phố Huế yên bình, nếm thử các đặc sản địa phương hay săn hoàng hôn trên phá Tam Giang là những cách giúp bạn cảm nhận sâu sắc hơn về xứ Huế mộng mơ.

Có thể bạn cũng quan tâm:

Miền đất Cố Đô trở nên mềm mại hơn với dòng sông Hương êm đềm chảy qua, cùng nhiều di sản để lại từ triều đại phong kiến, thêm vào đó là đặc sản hương vị say lòng ai thưởng thức.

Khám phá các lăng tẩm

lăng Khải Định Huế
Lăng Khải Định – Tuyệt tác kiến trúc Đông Tây.

7 khu lăng tẩm còn lại ở Huế theo thứ tự là Gia Long (Thiên Thụ Lăng), Minh Mạng (Hiếu Lăng), Thiệu Trị (Xương Lăng), Tự Đức (Khiêm Lăng), Dục Đức (An Lăng), Đồng Khánh (Tư Lăng) và Khải Định (Ứng Lăng).
Xứ Huế nổi tiếng với những cung điện vàng son, lăng tẩm uy nghiêm của các vị vua triều Nguyễn. Triều đại này có 13 vua nhưng chỉ 7 khu lăng tẩm được xây dựng. Hành trình khám phá những công trình này chính là tấm vé đưa bạn quay ngược lại quá khứ, sống trong thời kỳ phong kiến của Việt Nam.

Đặc điểm chung của các lăng tẩm là đều nằm về hướng Tây của kinh thành. Mỗi công trình lại có kiến trúc riêng, mang phong cách của từng vị quân vương nhưng đều tiêu biểu cho nền mỹ thuật Việt Nam.

Thăm chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ Huế
Chùa Thiên Mụ.

Đây là một trong 40 trải nghiệm tại Việt Nam bạn nên thử do tờ Huffington Post (Mỹ) gợi ý. Thiên Mụ là ngôi chùa cổ, có kiến trúc đồ sộ nằm trên đồi Hà Khê, xây dựng năm 1601. Trong lịch sử, chùa từng được dùng làm đàn Tế Đất triều Tây Sơn rồi trùng tu, tái thiết nhiều lần dưới triều các vua nhà Nguyễn.

Hiện nay, khuôn viên chùa Thiên Mụ chia làm hai khu vực: Trước cửa Nghi Môn gồm bến thuyền, cổng tam quan, tháp Phước Duyên, lầu bia hình tứ giác, lầu chuông. Khu vực trong cửa Nghi Môn gồm điện Đại Hùng, Địa Tạng, Quang Âm, vườn thông…

Tham khảo tour du lịch Huế của Elephant:

Thưởng thức ẩm thực Huế

Bún bò Huế - Du lịch Huế một ngày
Bún bò Huế đã trở thành thương hiệu ẩm thực Huế

Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Giản, Việt Nam có khoảng 1.700 món ăn. Trong đó, Huế sở hữu tới 1.300 món và hiện còn lưu truyền khoảng 700 cái tên. Đây là nơi dân cư khắp nơi theo chúa Nguyễn vào lập nghiệp. Vì vậy, nét ẩm thực phong phú hơn với nhiều món từ sang trọng đến mộc mạc, giản dị.

Ẩm thực Huế có cách chế biến cầu kỳ. Mỗi món ăn phải đáp ứng các tiêu chí như hương vị đạt chuẩn, vị nào ra vị ấy, hình thức đẹp mắt. Du khách có thể thử các món mặn truyền thống, tráng miệng hoặc đồ chay để cảm nhận rõ nét tài hoa, khéo léo của người chế biến cũng như đặc trưng của vùng đất này.

Khách sạn giá rẻ ở Huế

Nghe ca Huế trên sông Hương

Nghe ca Huế trên sông Hương là “đặc sản” của đất cố đô. Thông thường hoạt động này được tổ chức vào buổi tối, thời điểm các con phố lên đèn, hắt ánh vàng dịu dàng xuống lòng sông phẳng lặng. Lúc này, chiếc thuyền từ từ rời bến, đưa đoàn người ngược dòng, hòa vào không gian yên bình giữa cuộc sống xô bồ. Tới khi sẵn sàng, các ca sĩ mới bắt đầu buổi biểu diễn của mình.

Nghe ca Huế trên sông Hương
Nghe ca Huế trên sông Hương.

Ca Huế hình thành từ dòng nhạc dân gian và cung đình. Mang đậm sắc thái địa phương với ngữ điệu êm ái. Loại nhạc này thể hiện hai dòng là điệu Bắc với tiết tấu tươi tắn, trang trọng và điệu Nam gồm những nhạc phẩm buồn, ai oán. Các nhạc cụ dân tộc sử dụng chủ yếu giúp màn trình diễn tạo dấu ấn sâu hơn trong lòng khán thính giả.

Đạp xe quanh các con phố yên bình

Huế thu hút nhiều du khách nhưng cuộc sống ở đây nằm ngoài vòng quay ồn ã do du lịch mang lại. Vẻ yên bình, trầm lắng bao trùm mọi ngóc ngách, từ những con đường rợp bóng cây xanh, từng nếp nhà in dấu thời gian đến bức tường rêu phong xưa cũ.

Đường Chi Lăng Huế
Một góc đường Chi Lăng Huế.

Du khách có thể đạp xe để cảm nhận hơi thở chậm rãi ấy. Theo từng vòng quay, bạn hãy đi từ khu trung tâm ra ngoại thành hay dừng lại ở góc ngã tư nhỏ, hẹp với cây xanh phủ mát. Bên cạnh đó, hoạt động này cũng giúp bạn tự tìm kiếm và thưởng thức những món ăn ngon.

Nghe những hướng dẫn viên 80 tuổi thuyết trình

Làng Thủy Thanh Chánh có hai điểm du lịch nổi bật là cầu ngói Thanh Toàn và nhà nông cụ, nơi tái hiện lại cảnh sinh hoạt làng quê xưa. Không giống nhiều nơi, tới đây, du khách được nghe các mệ già thuyết minh, giới thiệu công cụ nhà nông, những công việc đồng áng thường thấy…

mệ già Huế
Các mệ già làm hướng dẫn viên cho du khách.

Ngoài những thông tin hấp dẫn, các mệ còn ngân điệu hò, ca Huế để chuyến tham quan không đơn điệu, nhàm chán. Nhờ đó, du khách có thể hiểu thêm đời sống tinh thần của những ngươi nơi đây. Nếu muốn, bạn cũng có thể học lại những câu hát đơn giản.

Săn hoàng hôn phá Tam Giang

Đầm Phá Tam Giang
Vẻ đẹp của đầm Phá Tam Giang.

Phá Tam Giang cách thành phố Huế chừng 12 km. Cuộc sống của người dân ở đây chủ yếu xoanh quanh nghề chài lưới. Vào ban ngày, nơi này giống các vùng sông nước khác. Tuy nhiên, khi hoàng hôn, cả vùng rộng lớn chìm trong sắc hồng vàng khiến cảnh vật nên thơ và thêm phần quyến rũ. Đây cũng chính là yếu tố giúp phá thu hút du khách. Lúc này, bạn có thể lặng yên tận hưởng sự bình yên bao trùm khắp nơi. Thêm một cách để bạn lưu lại được khoảnh khắc này là thuê một chiếc thuyền nhỏ lướt giữa trời mây.

Chúng tôi có dịch vụ cho thuê xe du lịch ở miền Trung, cho thuê xe du lịch Huế các dòng xe du lịch 4 chỗ đến 45 chỗ chất lượng cao, đời mới nhất, cho thuê xe du lịch Đà Nẵng, cho thuê xe du lịch Hội An giá cả phải chăng, chu đáo nhiệt tình. Xe Huế Đà Nẵng và chiều ngược lại xe Đà Nẵng Huế.

Những điều cần biết khi đi du lịch Huế

Du lịch Huế và những điều cần biết. Bài viết của chúng tôi sẽ cung cấp thông tin kinh nghiệm cần thiết khi bạn muốn đi du lịch đến với Huế.

Có thể bạn cũng quan tâm:

1.NÊN ĐI DU LỊCH HUẾ VÀO THỜI GIAN NÀO?

Những điều cần biết khi du lịch Huế
Những điều cần biết khi du lịch Huế

Huế đẹp quanh năm các bạn ạ. Nhưng có duy nhất thời điểm từ tháng 8 đến tháng 10 tại Huế mưa rất nhiều nên bạn nên tránh nhưng tháng này tới Huế, nếu không bạn sẽ chỉ có thể quanh quẩn tại khách sạn hoặc cùng lắm là đi vài nơi.

2.PHƯƠNG TIỆN ĐẾN HUẾ

  • Máy bay: Sân bay Phú Bài tại Huế sau một thời gian đóng cửa để nâng câp sửa chữa thì đã hoạt động trở lại để phục vụ du khách. Bạn có thể lên website của các hãng hàng không như: Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jestar kiểm tra vé. Giá rơi vào khoảng 800k/chiều/vé.
  • Tàu hỏa: Với những bạn ở miền bắc muốn đi du lịch đến Huế thì có thể tới Hà Nội bắt một chuyến tàu đêm từ ga Hà Nội đến Huế (hành trình này kéo dài khoảng 13 tiếng. Tàu chạy từ 19h00 thì tới khoảng 8h00 đến 8h15 là các bạn có mặt tại Ga Huế). Về giá vé và mua vé tại đâu thì bạn có thể truy cập: http://gahanoi.com.vn để kiểm tra giá vé và đặt chỗ.
  • Còn tại Tp Hồ Chí Minh các bạn cũng có thể mua vé tại quầy hoặc trên website của hãng và đặt mua nhé. Nhưng đi tàu từ Tp HCM thì bạn nên có nhiều thời gian thư thả. Nên mình khuyên là đi máy bay giá rẻ ????
  • Xe khách: Đây là loại phương tiện rẻ và dễ dàng di chuyển, có rất nhiều chuyến xe khách đi tới Huế từ Hà Nội và Tp Hồ Chí Minh. Tuy nhiên đi xe khách tới Huế bạn sẽ mất khoảng 1 ngày. Nên các bạn phân bổ thời gian hợp lý để chọn loại phương tiện.
Chúng tôi có dịch vụ cho thuê xe du lịch ở miền Trung, cho thuê xe du lịch Huế các dòng xe du lịch 4 chỗ đến 45 chỗ chất lượng cao, đời mới nhất, cho thuê xe du lịch Đà Nẵng, cho thuê xe du lịch Hội An giá cả phải chăng, chu đáo nhiệt tình. Xe Huế Đà Nẵng và chiều ngược lại xe Đà Nẵng Huế.

3.NHỮNG ĐIỂM DU LỊCH KHI ĐẾN HUẾ

A.KHU VỰC GẦN THÀNH PHỐ HUẾ

Các lăng tẩm: Đi du lịch Huế không thể không tận mắt đến xem các công trình cổ xưa huy hoàng này. Các lăng tẩm của các đời vua ở Huế đều có nét riêng và những câu chuyện lịch sử thú vị. Tuy nhiên các lăng tẩm thường cách xa nhau và không nằm trong trung tâm thành phố. Bạn nên dành thời gian thuê taxi hoặc thuê xe tự lái (tầm 300K) cho 1 tour thăm quan các lăng tẩm như Lăng Tự Đức, Lăng Minh Mạng, Lăng Khải Định

Ngọ Môn - Du lịch Huế một ngày
Đại Nội.
Lăng Khải Định
Lăng Khải Định.
Lăng Gia Long Huế
Lăng Gia Long

Điện Hòn Chén: Cụm di tích của du lịch Huế gồm khoảng 10 công trình kiến trúc to nhỏ khác nhau đều nằm lưng chừng sườn núi Ngọc Trản, hướng mặt ra sông Hương, ẩn mình dưới những tàng cây. Điện Hòn Chén có một vị trí quan trọng trong đời sống tâm linh của người dân xứ Huế, ngôi điện duy nhất ở Huế có sự kết hợp giữa nghi thức cung đình và tín ngưỡng dân gian. Đây cũng là nơi trang trí mỹ thuật đạt đến đỉnh cao vào cuối thế kỷ 19.

Lễ hội điện hòn chén Huế
Lễ hội điện hòn chén.

Chùa Thiên Mụ: Danh thắng không thể bỏ qua trong hành trình du lịch Huế. Được xây dựng từ những năm 1.600 và được bảo tồn qua nhiều lần, chùa Thiên Mụ thu hút nhiều du khách bởi vẻ nguy nga tráng lệ nhưng cũng không kém phần thanh tịnh, nên thơ. Để đến Chùa Thiên Mụ, bạn có thể đi đò dọc theo sông Hương, vô cùng lãng mạn.
Chùa Thiên Mụ.

Chùa Thiên Mụ Huế
Chùa Thiên Mụ.

Đồi Vọng Cảnh: Nằm cách thành phố khoảng 7 km. Từ Đồi Vọng Cảnh có thể nhìn thấy được sự nên thơ của thành phố Huế đặc biệt là khu Lăng tẩm của các vua Nguyễn và dòng sông Hương chảy ngang thành phố.

Đồi Vọng Cảnh huế
Đồi Vọng Cảnh.

Núi Ngự Bình: Cùng với sông Hương, núi Ngự Bình là quà tặng thứ hai của tạo hoá tạo nên vẻ sơn thuỷ hữu tình của Huế. Từ lâu, ngọn núi xinh đẹp này cùng với sông Hương trong xanh đã trở thành biểu tượng của thiên nhiên Huế. Từ trên núi có thể phóng tầm nhìn ra khắp các địa danh nổi tiếng và cảnh thiên nhiên thơ mộng xung quanh

B.KHU VỰC XA THÀNH PHỐ HUẾ

Núi Bạch Mã: Cách Tp Huế tầm 60km. Núi Bạch Mã nổi tiếng bởi có những con suối và nhiều ngọn thác ngoạn mục. Như thác Ðỗ Quyên cao 400 m, hững ngày hè, hai bên bờ thác, hoa Ðỗ Quyên nổ rộ như hai thảm lụa hoa khổng lồ. Ở trung tâm khu nghỉ mát có ngọn thác Bạc cao 10m, rộng 40m. Ðứng trên đỉnh núi Bạch Mã du khách còn có thể thu vào tầm mắt toàn cảnh lộng lẫy của đèo Hải Vân, núi Túy Vân, đầm Cầu Hai và ánh điện lung linh của Huế vào ban đêm.

Bạch Mã Huế
Vườn quốc gia Bạch Mã.

Biển Lăng Cô, Biển Thuận An, biển Cảnh Dương: Những bãi biển hiền hòa xứ Huế luôn nằm trong top các bãi biển đẹp nhất miền Trung, nơi tập trung nhiều khách du lịch.

Từ Đà Nẵng đi Lăng cô Huế bằng phương tiện gì
Nước biển Lăng Cô trong xanh.

Suối nước khoáng nóng Thanh Tân: Cách Tp Huế khoảng 20km, đây là khu du lịch nghỉ dưỡng đang hút khách của du lịch Huế. Đặc biệt ngoài tác dụng tốt với sức khỏe, làm sảng khoái tinh thần, chữa một số bệnh, tại đây còn xây dựng nhiều công trình kết hợp vui chơi cho du khách.

4.GIÁ VÉ THAM QUAN 2017

Từ 1/9/2017 giá vé Huế tăng theo thông tin dưới đây, các bạn tham khảo để dự trù chi phí nhé. Giá vé Sinh viên có chỗ giảm, ngoài ra nếu bạn đi vào các dịp lễ 2/9 thì cũng có thể được giảm giá. Ngoài ra hiện nay có vé áp dụng theo tuyến, sẽ rẻ hơn nếu bạn đi theo tuyến dành cho các bạn đi ngắn ngày không có nhiều thời gian (cũng khá linh hoạt)

Phí tham quan theo từng điểm tham quan (không phân biệt khách Quốc tế hay Việt Nam)

Giá vé từng điểm thăm quan Người lớn Trẻ em (7-12 tuổi)
Hoàng Cung Huế (Đại Nội – Bảo tàng CVCĐ Huế) 150.000 30.000
Lăng Minh Mạng; lăng Tự Đức; lăng Khải Định 100.000/lăng 20.000/lăng
Gia Long, Thiệu Trị, Đồng Khánh; Điện Hòn Chén 40.000/lăng
Cung An Định; đàn Nam Giao 20.000

 

Tuyến thăm quan Người lớn Trẻ em (7-12)
Hoàng Cung Huế – lăng Minh Mạng – lăng Khải Định 280.000 55.000
Hoàng Cung Huế – lăng Minh Mạng – lăng Tự Đức – lăng Khải Định 360.000 70.000
Bạch Mã 40.000 20.000

Chúc các bạn có một chuyến đi rẻ, thuận lợi và có thêm nhiều điều bổ ích!

Nguồn: Tổng hợp.

Bảng giá vé tham quan Huế 2017

Nhắc đến cố đô Huế người ta thường nghĩ ngay đến các cung điện, các đền đài mang hơi thở cổ xưa một thời vua chúa huy hoàng. Ai cũng muốn một lần đến Huế để tận mắt nhìn thấy những bằng chứng sinh động của triều đại phong kiến cuối cùng. Sau đây là bảng giá vé tham quan Huế 2017 sẽ rất hữu ích cho chuyến du lịch Huế của bạn.

Có thể bạn cũng quan tâm:

Cố đô Huế

Giá vé vào cửa tham quan Huế 2017:

  • Hoàng Cung Huế (Đại Nội – Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế): 150.000 đồng/ lượt.
  • Lăng Minh Mạng/ Tự Đức/ Khải Định: 100.000 đồng/ lượt.
  • Lăng Gia Long/ Thiệu Trị/ Đồng Khánh/ điện Hòn Chén: 40.000 đồng/ lượt.
  • Cung An Định/ đàn Nam Giao: 20.000 đồng/ lượt.
  • Lăng Tự Đức/ Khải Định/ Minh Mạng: 20.000 đồng/ lượt.

Giá vé gộp theo tuyến tham quan:

  • Tuyến 3 điểm (Hoàng Cung Huế – Minh Mạng – Khải Định): 280.000 đồng/ người lớn & trẻ em (từ 7 đến 12 tuổi): 55.000 đồng/ lượt.
  • Tuyến 4 điểm (Hoàng Cung Huế – Minh Mạng – Tự Đức – Khải Định): 360.000 đồng & trẻ em (từ 7 đến 12 tuổi): 70.000 đồng/ lượt.

Đi du lịch Huế chuyên nghiệp hơn, đặt tour ngay với Elephant Travel:

Ghi chú: Bảng giá vé tham khảo, để có giá chính xác vui lòng liên hệ khu du lịch hoặc đại lý du lịch gần bạn, Bạn có thể đóng góp ý kiến vào commnet phía dưới. Cám ơn.

Chúng tôi có dịch vụ cho thuê xe du lịch ở miền Trung, cho thuê xe du lịch Huế các dòng xe du lịch 4 chỗ đến 45 chỗ chất lượng cao, đời mới nhất, cho thuê xe du lịch Đà Nẵng, cho thuê xe du lịch Hội An giá cả phải chăng, chu đáo nhiệt tình. Xe Huế Đà Nẵng và chiều ngược lại xe Đà Nẵng Huế.

Ghé Đèo Hải Vân – giáp ranh giữa hai vùng đất

Đến Hải Vân là đến với nơi giao thoa giữa hai vùng đất Đà Nẵng và Huế, nơi chiếm lĩnh đỉnh cao, nhìn bao quát thành phố Đà Nẵng, và cả hòa mình trong âm vọng sử thi của bao dấu chân người Việt xưa đi mở cõi, bồi hồi thương nhớ quá khứ thẳm sâu của khúc ruột miền Trung.

Có thể bạn cũng quan tâm:

Đèo Hải Vân
Là một vùng đèo cao nằm dọc theo bờ biển dài 1600km

Đèo Hải Vân nằm trải dài theo sườn núi Hải Vân đoạn đường dài khoảng 1600km, đây là đèo cao nhất (khoảng 500 mét so với mực nước biển), đầy hiểm trở và cũng là đỉnh núi cuối cùng của một mạch Trường Sơn đâm ngang ra biển. Trong nhiều thế kỉ, vùng đèo này tạo thành một bức tường ngăn cách nền văn hoá Chàm cổ ở phía Nam và nền văn minh kế thừa của tộc Việt tại vùng châu thổ sông Hồng, là đường phân chia giữa những ảnh hưởng văn hoá từ phía bắc và phía nam châu Á.

Hải Vân Quan
Hải Vân Quan – Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan.

Đèo Hải Vân chênh vênh một bên là núi rừng, một bên là biển cả, đỉnh đèo mây phủ quanh năm nên còn được gọi là “đèo Mây”. Trong Phủ Biên tạp lục, Lê Quý Đôn từng nhận xét: Hải Vân dưới sát bờ biển, trên chọc tầng mây là giới hạn của hai xứ Thuận HóaQuảng Nam. Trước đây, vào thế kỷ 13, vùng đất này thuộc về 2 châu Ô, Rí của vương quốc Chămpa, được vua Chămpa là Chế Mân cắt làm sính lễ cầu hôn công chúa Huyền Trân đời Trần. Ngay trên đỉnh đèo, dấu vết tiền nhân vẫn còn để lại: những cửa đèo và thành lũy đắp ngang. Cửa trông về phủ Thừa Thiên đề ba chữ “Hải Vân Quan”, cửa trông xuống Quảng Nam đề “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” (đây là từ đề tặng của vua Lê Thánh Tôn khi dừng chân ngắm cảnh nơi này).

Đèo Hải Vân
Đường đèo là nơi thưởng ngoạn và thử thách lý tưởng cho du khách.
Xem thêm: Du lịch Huế | Du lịch Bạch Mã

Trên con đường xuyên Việt qua dải đất miền Trung đầy nắng gió, đèo Hải Vân lâu nay đã trở thành nơi thưởng ngoạn lý tưởng của du khách vào Nam, ra Bắc. Từ Đà Nẵng theo quốc lộ 1A về phía bắc, sau khi qua vùng Nam Ô, du khách bắt đầu lên đèo Hải Vân. Bắt đầu từ đây, con đường dốc dần lên, như sợi chỉ trắng quấn trên triền núi xanh lục, cho tới khi lên đến đỉnh sẽ thấy toàn cảnh vịnh và thành phố bên dưới hiện ra đột ngột, đẹp đến sững sờ. Xa xa, dải cát trắng phau của bãi biển Non Nước trải rộng tới tận chân trời, vượt ra tận những tảng đá chênh vênh của Ngũ Hành Sơn.

Dù thời gian có trôi đi nhưng những gì thiên nhiên ban tặng nơi đây, qua thời gian sẽ trở thành những giá trị nhân văn và không bao giờ bị mất đi.

Nguồn: http://yeudanang.org/ghe-deo-hai-van-giap-ranh-giua-hai-vung-dat.html

Chúng tôi có dịch vụ cho thuê xe du lịch ở miền Trung, cho thuê xe du lịch Huế các dòng xe du lịch 4 chỗ đến 45 chỗ chất lượng cao, đời mới nhất, cho thuê xe du lịch Đà Nẵng, cho thuê xe du lịch Hội An giá cả phải chăng, chu đáo nhiệt tình. Xe Huế Đà Nẵng và chiều ngược lại xe Đà Nẵng Huế.

Taxi ở Huế: Số điện thoại và giá cước

Huế nằm ở dải đất hẹp của miền Trung Việt Nam và là thành phố tỉnh lỵ của Thừa Thiên – Huế. Thành phố là trung tâm về nhiều mặt của miền Trung như văn hoá, chính trị, kinh tế, giáo dục, y tế, du lịch, khoa học kỹ thuật, đào tạo… Để giúp quý khách di chuyển thuận lợi khi thăm quan xứ thơ Huế, dưới đây là danh sách số điện thoại các hãng taxi ở Huế và giá cước.

Số điện thoại taxi ở Huế
Taxi ở Huế: Số điện thoại và giá cước của các hãng taxi nổi tiếng ở Huế.

Số điện thoại các hãng taxi ở Huế (Thừa Thiên Huế)

Ở Huế có rất nhiều hãng taxi khác nhau, Elephant Travel sẽ giúp các bạn dễ dàng chọn được hãng taxi giá rẻ, uy tín để đồng hành cùng bạn trong chuyến du lịch Huế. Tuy nhiên, để gọi được xe taxi, các bạn gọi đến số điện thoại taxi Huế bởi không phải lúc nào bạn cũng bắt được taxi khi đứng chờ ngoài đường.

Ở Huế nên đi taxi nào?

Dưới đây là danh sách các hãng taxi ở Huế cùng số điện thoại liên hệ, quý khách có thể tra giá cước taxi mỗi hãng trước khi gọi taxi ở Huế.

Taxi ở Huế Số điện thoại
Taxi Thành Công 0234.3.57.57.57
0234.6.57.57.57
Taxi Hoàng Sa 0234.3.75.75.75
Taxi Mai Linh 0234.3.89.89.89
0234.3.82.47.47
Taxi Đông Ba 0234.3.84.84.84
Taxi GILI 0234.3.82.82.82
Taxi Hương Giang 0234.3.78.78.78
Taxi Phú Xuân 0234.3.87.87.87
Taxi Thành Lợi 0234.3.845.845
Taxi Thừa Thiên Huế 0234.3.81.81.81
Taxi Thành Hưng 0234.3.863.863 (Taxi Thành Hưng tại Huế cung cấp cả 2 dịch vụ là taxi chở khách và taxi tải)
Taxi Thành Đô 0234.3.85.85.85
Taxi Vàng 0234.3.79.79.79
Chúng tôi chuyên cho thuê xe ô tô tại Huế, Đà Nẵng, Hội An, Xe Huế Đà Nẵng và chiều ngược lại xe Đà Nẵng Huế… giá cả phải chăng, chu đáo nhiệt tình.
Giá cước của các hãng taxi ở Huế
Kinh nghiệm đi du lịch ở Huế nên đi taxi nào?

Lưu ý khi đi taxi ở Huế

  • Huế là thành phố khá yên tĩnh, yên bình khi đi taxi.
  • Nếu ở trong thành nội, bạn sẽ khó vẫy taxi mà phải gọi qua tổng đài của các hãng taxi đó.
  • Nên gọi taxi của các hãng taxi ở Huế mà bạn biết hoặc hãng có thương hiệu uy tín để tránh đi phải taxi dù.
Giá cước taxi ở Huế
Giá cước của taxi nổi tiếng như taxi Vàng, taxi Thành Công…

Đọc thêm: Taxi tại Đà Nẵng: Số điện thoại và giá cước

Giá cước taxi ở Huế

Giá cước taxi Vàng Huế, taxi Thành Công… hiện đang cập nhật. Để biết giá chính xác vui lòng gọi đến số điện thoại của hãng.

Nếu bạn muốn di chuyển từ Huế ra Đà Nẵng hoặc chiều ngược lại, bên cạnh bỏ túi các số điện thoại taxi ở Huế, các bạn có thể tìm hiểu về dịch vụ cho thuê xe du lịch với chất lượng phục vụ tốt và giá rẻ để giúp việc đi lại tại các thành phố này dễ dàng hơn.

Mức giá cước thuê xe 4 chỗ và 7 chỗ sẽ có sự chênh lệch nhỏ, vì vậy, các bạn có thể cân nhắc nhu cầu sử dụng để lựa chọn phương tiện du lịch tốt nhất cho mình nhé.

Cầu Trường Tiền – Nét thơ xứ Huế

Dòng sông Hương chảy trước kinh thành Phú Xuân, và bây giờ là chảy trong lòng thành phố Huế hơn 100 năm qua đã soi bóng một cây cầu. Cho dù bây giờ và sau này ở Huế đã và sẽ có nhiều cây cầu bắc qua dòng sông Hương, thì cây cầu ấy vẫn giữ vai trò quan trọng về mặt giao thông. Và hơn thế – cây cầu ấy mãi là biểu tượng của đất cố đô, là gạch nối của lịch sử – từ quá khứ tới hiện tại và tương lai. Cây cầu đó mang tên Trường Tiền.

Có thể bạn cũng quan tâm:

Cầu Trường Tiền Huế
Một góc cầu Trường Tiền Huế.

Một trong những cây cầu thép đầu tiên ở Đông Dương

Cũng như cầu Long Biên bắc qua sông Hồng ở địa phận Hà Nội, cầu Trường Tiền là cây cầu đầu tiên bắc qua sông HươngHuế, ngay sát kinh thành. Đây cũng là một trong những cây cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX theo kỹ thuật và vật liệu mới của phương Tây với kết cấu bằng thép (những cây cầu trước đó được xây dựng đều là những cây cầu ngắn, bằng vật liệu tre, gỗ… không bền vững).

Năm Thành Thái thứ 9 (1897), cầu Trường Tiền được khâm sứ Trung Kỳ Levécque giao cho hãng Eiffel của nước Pháp (nổi danh với công trình tháp EiffelParis) thiết kế. Cầu được khởi công xây dựng sau đó và đến năm Thành Thái thứ 11 (1899) thì hoàn thành. Khi hoàn thành, cầu có cấu trúc sáu nhịp, chiều dài cầu 401 mét, bề ngang lòng cầu 6,2 mét, mặt cầu lúc đó chỉ mới lát bằng ván gỗ lim. Các vòm nhịp cầu có hình bán nguyệt rất điệu đà duyên dáng, hình dáng đó về cơ bản được giữ nguyên cho tới ngày nay. Chi phí xây cầu khoảng là một số tiền rất lớn thời bấy giờ.

Từ khi ra đời, cầu Trường Tiền có nhiều tên gọi: cầu Thành Thái (tên vua triều Nguyễn đương thời), cầu Clémenceau (tên của một Thủ tướng Pháp thời Chiến tranh thế giới lần thứ nhất), cầu Nguyễn Hoàng (tên chúa Nguyễn đã có công khai phá, mở mang vùng đất Thuận Hóa giữa thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVII)… nhưng tên gọi cuối cùng cho tới bây giờ là cầu Trường Tiền (Tràng Tiền), do vị trí cầu qua sông Hương gần xưởng đúc tiền xưa kia của triều đình nhà Nguyễn. Trước khi cầu Trường Tiền được xây dựng, nơi đây có một bến đò ngang cũng mang tên Trường Tiền.

Cầu Trường Tiền Huế
Cầu từng có nhiều tên gọi trước khi có tên chính thức là cầu Trường Tiền.

Đừng quên tham khảo một số tour du lịch Huế của Elephant Travel:

Những thăng trầm lịch sử

Cây cầu duyên dáng nằm trên mảnh đất thơ mộng miền Trung lại có số phận không yên ả. Cầu đã trải qua nhiều thay đổi và cả những biến cố đau thương, mang số phận thăng trầm cùng xứ Huế trong hơn một thế kỷ.

Là một cây cầu thép vững chắc – kết cấu và kỹ thuật xây dựng văn minh của phương Tây – cầu Trường Tiền (khi đó mang tên Thành Thái) khiến cho chính quyền thực dân không khỏi tự hào. Viên toàn quyền Đông Dương tự đắc tuyên bố: “Khi nào cầu sập thì Pháp sẽ trả độc lập cho nước Nam”. Không ngờ chỉ sau 5 năm (năm Nhâm Thìn 1904), cơn bão lịch sử đã xô đổ cây cầu thép; cầu có sáu vài thì bốn bị hất đổ xuống lòng sông. Năm 1906, cầu được tu sửa lại, và mặt cầu được đúc bằng bê tông cốt thép.

Cầu Trường Tiền Huế
Nét trầm mặc của cầu Trường Tiền.

Năm 1937, dưới triều vua Bảo Đại, cầu Trường Tiền được trùng tu, cải tạo lớn. Cầu được mở rộng hành lang hai bên cho xe đạp và người đi bộ. Ở hành lang tại vị trí trụ cầu giữa hai vài có các bao lơn (ban công) phình rộng ra – là nơi nghỉ chân, ngắm cảnh hay tránh nhau. Năm 1946, cầu bị sập hai phía tả ngạn do mìn trong chiến tranh Việt – Pháp. Hai năm sau, cầu được tu sửa tạm để qua lại. Năm 1953 cầu được sửa chữa hoàn chỉnh như cũ.

Trong sự kiện tổng tiến công mùa xuân năm 1968, cầu Trường Tiền một lần nữa lại đổ gục xuống lòng sông Hương. Tại thời điểm ngay sau đó, một chiếc cầu phao được dựng tạm lên bên cạnh để nối đôi bờ; rồi cầu được tu sửa tạm thời. Sau khi kết thúc chiến tranh, đất nước hòa bình thống nhất (1975); mãi tới năm 1991 cầu Trường Tiền mới được trùng tu lần nữa. Lần khôi phục, trùng tu này kéo dài trong 5 năm (1991 – 1995), do Công ty cầu 1 Thăng Long đảm nhiệm. Ở lần trùng tu này có nhiều thay đổi quan trọng: đó là việc dỡ bỏ các ban công ở hành lang hai bên tại vị trí các trụ cầu; lòng cầu (cả đường chính và phụ) bị hẹp lại do phải nẹp thêm hai ống lan can (độ rộng lòng cầu của đường chính ở giữa từ 6,2 mét nay còn 5,4 mét); màu sơn ghi xám thay cho màu nguyên bản từ xưa của cầu là màu nhũ bạc; tấm biển đồng gắn ở đầu cầu ghi chữ “Cầu Tràng Tiền” thay cho “Cầu Trường Tiền” tạo nên một sự thiếu thống nhất về tên gọi cây cầu

Cầu Trường Tiền Huế
Từ Festival Huế năm 2002, cầu Trường Tiền được lắp đặt một hệ thống chiếu sáng đổi màu hiện đại, điều khiển bằng phần mềm lập trình. Khi chiều buông, cũng là cây cầu bắt đầu rực rỡ huyền ảo trong ánh đèn màu.

Cầu Trường Tiền – nét thơ xứ Huế

Dẫu trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, dẫu có nhiều đổi thay thì cầu Trường Tiền vẫn soi bóng trên dòng Hương Giang hơn một trăm năm qua, cầu Trường Tiền vẫn là một biểu tượng đẹp lãng mạn của đất cố đô, là một nét thơ xứ Huế. Hình dáng mềm mại, duyên dáng của cây cầu trong khung cảnh thơ mộng đã gợi nên nhiều cảm xúc cho các văn nhân thi sĩ:

“Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp
Em theo không kịp, tội lắm em anh ơi!
Bấy lâu mang tiếng chịu lời
Anh có xa em đi nữa, cũng tại ông trời nên xa”

(Ca dao – cũng có tài liệu cho rằng đây là thơ của ông Hoàng giáp Đỗ Huy Liêu, người Nam Định, sáng tác)

Năm 1941, trong thời gian lưu lạc tới xứ Huế, thi sĩ Nguyễn Bính đã ví nét cong cong của nhịp cầu cùng màu sơn nhũ bạc (nguyên bản) như hình ảnh của chiếc lược ngà:

“…Cầu cong như chiếc lược ngà
Sông dài mái tóc cung nga buông hờ…”
(Vài nét Huế – Nguyễn Bính)

Suốt hơn một trăm năm qua, cầu Trường Tiền đã nối đôi bờ sông Hương, là sự kết nối giữa kinh thành cổ kính, những cung điện vàng son, những kiến trúc trầm mặc rêu phong… ở bờ bắc với một thành phố mới phát triển, những nhà cao tầng hiện đại, những khu dân cư đông đúc nhộn nhịp đầy sức sống… ở bờ nam. Cây cầu mảnh mai ấy lại là sự kết nối đầy quan trọng và ý nghĩa của lịch sử, của quá khứ – hiện tại, và là niềm tin – khát vọng của tương lai.

Cầu Trường Tiền Huế
Cầu Trường Tiền đã đi vào câu thơ bài hát xứ Huế.

Lịch sử, vị trí và số phận cầu Trường Tiền mặc nhiên đã làm cho cây cầu mang một trọng trách và cũng là niềm tự hào. Cho dù sau này có nhiều cây cầu khác bắc qua sông Hương ở những thời điểm khác nhau, vị trí khác nhau: cầu Bạch Hổ, cầu Phú Xuân, cầu Bãi Dâu… thì cầu Trường Tiền vẫn là cây cầu số một, cây cầu đẹp nhất, tiêu biểu nhất của đất cố đô.

Có một người con xứ Huế ở phương xa đã nói rằng: “Trường Tiền là chiếc cầu định mệnh của Huế. Đến Huế mà chưa đứng trên cầu là chưa vô tới Huế, chỉ mới tạt qua Huế mà thôi…” Quả vậy, cố đô Huế dù có bao công trình được xếp hạng di sản văn hóa thế giới thì cầu Trường Tiền vẫn là một hình ảnh rạng ngời, tiêu biểu cho vùng đất văn hóa này. Cây cầu mang dáng vóc nhẹ nhàng, mềm mại, uyển chuyển… như tâm hồn và tính cách dịu dàng, trầm lắng của người dân xứ Huế; như nét hiền hòa thơ mộng, trong trẻo của dòng Hương Giang.

Chúng tôi có dịch vụ cho thuê xe du lịch ở miền Trung, cho thuê xe du lịch Huế các dòng xe du lịch 4 chỗ đến 45 chỗ chất lượng cao, đời mới nhất, cho thuê xe du lịch Đà Nẵng, cho thuê xe du lịch Hội An giá cả phải chăng, chu đáo nhiệt tình. Xe Huế Đà Nẵng và chiều ngược lại xe Đà Nẵng Huế.

Địa chỉ thuê xe máy ở Huế

Nội thành Huế nhỏ xinh nên muốn khám phá Huế thú vị nhất là trên một chiếc xích lô, vừa thân thiện, vừa dễ cảm nhận được cái sự yên bình của Huế. Với những địa điểm ở xa, hãy thuê cho mình một chiếc xe máy, trang bị một tấm bản đồ và tự mình khám phá Huế nhé. Một số địa điểm thuê xe máy ở Huế mà Elephant Travel đã sưu tầm được dưới đây có thể giúp ích cho bạn.

Có thể bạn cũng quan tâm:

Kinh nghiệm thuê xe máy ở Huế
Kinh nghiệm thuê xe máy ở Huế.

Địa chỉ thuê xe máy ở Huế uy tín, giá rẻ, chất lượng tốt

Xe đạp và xe máy là những phương tiện đi lại phổ biến khi tới Huế. Không khó để kiếm được cho mình một chiếc xe máy phù hợp, giá cả phải chăng khi ghé thăm mảnh đất cố đô. Tuy nhiên, để có chuyến đi thuận lợi các bạn cũng không nên bỏ qua những kinh nghiệm thuê xe máy ở Huế dưới đây nhé:

Những khu vực cho thuê xe máy nổi tiếng ở Huế:

  • Đường Lê Lợi, khu phố Tây đối diện khách sạn Hương Giang.
  • Đường Hùng Vương, quãng đường từ cầu Trường Tiền đến ngã 4 Hùng Vương giao với Nguyễn Tri Phương (gần quán chè Hẻm nổi tiếng).
  • Đường Phạm Ngũ Lão, Chu Văn An.
Địa chỉ thuê xe máy ở Huế
Địa chỉ cho thuê xe máy ở Huế tinh cậy.

Lưu ý khi thuê xe máy ở Huế

  • Một số khách sạn vừa và nhỏ thường có dịch vụ cho thuê xe máy, nếu thấy có ghi biển “Motobike for rent” là có cho thuê xe máy nhé.
  • Nếu không thông thuộc đường lối đi lại, các bạn nên chuẩn bị một tấm bản đồ để khám phá đầy đủ những địa danh ở Huế nhé.
  • Khi thuê xe máy ở Huế bạn lưu ý nên kiểm tra thắng trước, sau, còi, đèn và khóa cổ. Không quên lấy số điện thoại của người thuê để nhờ họ lấy xe cũng như liên lạc trong trường hợp hỏng xe. Quan sát xem xe có hỏng hóc gì không để bảo cho chủ xe biết. Thường thì các hãng xe đời sau sẽ yên tâm khi sử dụng hơn, các chủng loại xe Wave RS là phổ thông và dễ sử dụng nhất.
  • Nếu muốn đi đồi vọng Cảnh, đồi Thiên An, biển Thuận An, tham quan các lăng tẩm… các bạn nên thuê xe máy. Xe đạp thích hợp hơn nếu bạn đi loanh quanh trong thành phố.
  • Lưu ý sau khi thuê xe, nên hỏi trạm xăng gần nhất để đổ. Hoặc có thể liên hệ trước với chủ xe đổ cho bạn, khi thanh toán bạn thêm tiền đổ xăng là được.
  • Trường hợp không lựa chọn được địa điểm cho thuê xe hoặc ngại đi xa, các bạn có thể hỏi thuê của những người chạy xe ôm nhé. Chỉ cần cung cấp CMND, Passport, Card xe, thông tin khách sạn đang ở là các bạn đã có thể cầm xe lên đường.
Kinh nghiệm thuê xe máy ở HuếKinh nghiệm thuê xe máy ở Huế
Thuê xe máy Huế ở đâu giá rẻ, chất lượng.

> XEM THÊM <

Thủ tục & giá thuê xe máy ở Huế

Thủ tục thuê xe máy ở Huế bạn cần chuẩn bị những loại giấy tờ sau:

  • CMND bản gốc, giấy phép lái xe (bản photo).
  • Người lái xe phải có giấy phép lái xe.
  • Đối với khách hàng là người nước ngoài, Việt kiều khi thuê xe cần để lại hộ chiếu (passport).
  • Tiền cọc: Từ 3.000.000 đồng trở lên, tùy loại xe và công ty cho thuê xe.

Đặt thuê xe máy ở Huế rất đơn giản, bạn chỉ cần liên hệ thuê xe qua số điện thoại hoặc gửi mail yêu cầu thuê xe đến các công ty và xe máy sẽ được giao tận nơi cho các bạn theo yêu cầu.

Giá thuê xe máy ở Huế còn tùy thuộc vào từng loại xe, số ngày bạn thuê, nếu thuê dài ngày giá sẽ giảm nhiều hơn. Những loại xe bạn có thể lựa chọn như: Sirius, Wave alpha, Wave RSX, Yamaha Jupiter, Yamaha Nouvo, Airblade… Bạn còn được tư vấn tận tình các cung đường du lịch nổi tiếng, được trang bị mũ bảo hiểm và bản đồ miễn phí.

Có thể tham khảo bảng giá dưới đây:

Thông thường đối với xe số giá thuê dao động khoảng 100.000 đồng/ ngày và 150.000 đồng – 200.000 đồng/ ngày đối với xe ga.

  • Nouvo LX , Attila Elizabeth, Vision…130.000 đồng.
  • Nouvo LXSX, Air Blade fi 110cc, Lead fi 110cc…150.000 đồng.
  • Air Blade 125cc, Lead 125cc…200.000 đồng.

Những địa chỉ cho thuê xe máy ở Huế uy tín, chất lượng

Dưới đây, là những địa chỉ thuê xe máy uy tín ở Huế các bạn có thể tham khảo:

  • Gem’s Cafe (Chị Ngọc) – Địa chỉ : 1/34 Nguyễn Tri Phương, Tp Huế – Điện thoại : 0914 230914.
  • Chú Hòe – Địa chỉ : 2 Nguyễn Công Trứ, Tp Huế – Điện thoại : 0935 267329.
  • Trường Thiện – Địa chỉ : 19 Đường Hà Nội, Tp Huế – Điện thoại : 054 3831236.
  • Hue Motorbike Adventure – Địa chỉ : 35/42 Nguyễn Công Trứ, Tp Huế – Điện thoại : 054 3624044.
  • Nam Thành – Địa chỉ : 48 Lê Lợi, Tp Huế – Điện thoại : 02343828951.

Tham khảo một số dịch vụ thuê xe du lịch Huế của chúng tôi:

Hy vọng với những thông tin về địa chỉ thuê xe máy ở Huế: Thủ tục, giá thuê & kinh nghiệm sẽ giúp bạn lựa chọn được những chiếc xe máy ưng ý nhất để đi khám phá Cố đô Huế thú vị, vui vẻ nhé.

Theo: dulich9.com

Xe Huế Đà Nẵng và chiều ngược lại xe Đà Nẵng Huế.

9 điểm du lịch lý tưởng cho mùa hè ở Huế

Du lịch Huế mùa hè, du khách có thể đắm mình trong nước biển Lăng Cô hay dòng suối Mơ trong lành, thưởng ngoạn phong cảnh xanh tươi của hồ Truồi, đầm Cầu Hai…

Có thể bạn cũng quan tâm:

Du lịch Huế mùa hè Đầm Cầu Hai
Đầm Cầu Hai: Không nổi tiếng như đầm Chuồn hay đầm Lập An, đầm Cầu Hai nép mình bên trục đường quốc lộ 1A, chạy dài từ Cầu Hai về đến chân đèo Phú Gia. Đầm Cầu Hai mênh mông như biển, hứng nước từ các con sông ở Thừa Thiên Huế nên chuyển từ ngọt sang lợ vào mùa khô.
Du lịch Huế mùa hè Vịnh Lăng Cô
Vịnh Lăng Cô: Lăng Cô là một bãi biển khá nổi tiếng nằm cách Huế khoảng 70 km, tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, TT- Huế. Đây cũng là vịnh biển thứ 3 của Việt Nam nằm trong top 30 bãi biển đẹp nhất thế giới. Lăng Cô được nhiều du khách đánh giá đẹp nhất vào mỗi buổi bình minh. Mùa Hè ở Huế, biển Lăng Cô là một trong những điểm thu hút đông du khách.
Du lịch Huế mùa hè Hồ Truồi
Hồ Truồi: Từ thành phố Huế đi về cầu Truồi ở xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc rẽ thêm 10km sẽ gặp hồ TruồiThiền viện Trúc Lâm Bạch Mã. Xứ Truồi “ngọt mít thơm dâu” đã đi vào lời thơ câu hát để ca ngợi vẻ đẹp hiếm có nơi này. Hồ Truồi xanh biếc, rộng lớn và bao la chạy dài tầm mắt, nép mình dưới chân núi Bạch Mã. Ngoài viếng thăm thiền viện, du khách có thể thuê thuyền dạo chơi trên hồ hay mua vé tham quan các con suối chảy vào hồ Truồi mang đầy nét hoang dã.
Xem thêm: Du lịch Bạch Mã

 

Du lịch Huế mùa hè Gành Lăng
Khu du lịch cộng đồng Gành Lăng: Gành Lăng nằm tại thôn Mai Gia Phường, xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là khu du lịch cộng đồng mới được chính quyền sở tại phát triển. Bởi Gành Lăng có những yếu tố như: thiên nhiên trong lành, cảnh quan và hệ sinh thái đặc sắc, phong phú. Bên cạnh đó Gành Lăng có làng nghề nổi tiếng là nấu dầu Tràm.

Đừng quên tham khảo một số tour du lịch Huế của Elephant Travel:

Du lịch Huế mùa hè Suối Mơ
Suối Mơ: Suối Mơ hay nhiều người vẫn gọi thác Mơ là một địa điểm du lịch lý thú nằm tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, cách thành phố Huế chừng 65km. Suối Mơ đón du khách bằng rừng nguyên sinh trong lành và mát rượi. Đây đúng là một địa điểm thú vị cho các gia đình muốn trốn cái nắng miền Trung trong những ngày oi bức.
Du lịch Huế mùa hè Cầu ngói Thanh Toàn
Cầu ngói Thanh Toàn: Thanh Toàn là cây cầu làm bằng gỗ bắc qua một con mương làng Thanh Thủy Chánh, thuộc xã Thuỷ Thanh, thị xã Hương Thuỷ, cách thành phố Huế khoảng 8 km về phía đông nam. Cầu được xem là biểu tượng của ngôi làng. Cầu ngói Thanh Toàn được nhà nước chứng nhận di tích quốc gia, vì đây là chiếc cầu loại hiếm và giá trị nghệ thuật cao ở Việt Nam.
Du lịch Huế mùa hè Sông Hương
Sông Hương: Bất cứ ai đến với Huế cũng ao ước một lần được ngắm nhìn dòng sông Hương thơ mộng. Nếu du khách muốn đi thuyền để dạo cảnh có thể tới bến tàu Tòa Khâm.
Du lịch Huế mùa hè Cầu Trường Tiền
Cầu Trường Tiền: Sông Hương được ví như đôi mắt của thành phố Huế thì cầu Trường Tiền là biểu tượng của chứng mình lịch sử với bao sự đổi thay của đất cố đo. Cầu Trường Tiền có 6 nhịp dầm thép hình vành lược, dài 402 mét, lòng cầu rộng 6 mét.
Du lịch Huế mùa hè Chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ: Chùa nằm trên đồi Hà Khê, hướng nhìn ra sông Hương thơ mộng, thuộc địa phận phường Kim Long. Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ tồn tại suốt mấy trăm năm từ thời chúa Nguyễn Hoàng xây dựng năm 1601. Mỗi ngày chùa Thiên Mụ đón hàng ngàn lượt du khách thập phương đến chiêm bái, cũng như cầu sức khỏe bình an.

VNExpress

Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam sử dụng thương hiệu du lịch chung

Bộ nhận diện thương hiệu du lịch của 3 tỉnh, thành phố Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam có tên gọi là The Essence of Vietnam (Tinh hoa Việt Nam).

Có thể bạn cũng quan tâm:

Lễ công bố nhận diện thương hiệu du lịch 3 địa phương Thừa Thiên Huế – Đà Nẵng – Quảng Nam diễn ra trong khuôn khổ Hội chợ Du lịch Quốc tế Hà Nội 2017.

Logo du lịch Huế, Đà Nẵng, Hội An
Bộ nhận diện thương hiệu sẽ được chính thức đưa vào hoạt động quảng bá, xúc tiến, xây dựng sản phẩm du lịch liên kết của 3 vùng.

Điểm nhấn chính trong bộ định dạng này là hình trái tim mở cách điệu, với màu cam, xanh dương và xanh lục mang ý nghĩa về văn hóa, biển đảo và thiên nhiên. Màu thứ tư là màu đỏ, màu củi lửa mang ý nghĩa ẩm thực là đặc sản của vùng duyên hải miền Trung. Trái tim mở có hình dáng giống số 3, khi đặt trên bản đồ Việt Nam thì trái tim này sẽ ôm cả 3 thành phố lớn là Huế, Đà Nẵng, Hội An.

Phó giám đốc Sở Du lịch Thừa Thiên Huế Nguyễn Văn Phúc cho biết 3 tỉnh miền Trung nêu trên là những vùng đất có nhiều di sản văn hóa thế giới (quần thể di tích Cố đô Huế, nhã nhạc cung đình Huế, phố cổ Hội Andi tích Mỹ Sơn) và các bãi biển đẹp. Đây cũng là điểm đến thu hút khách nước ngoài với các lễ hội lớn. Vì sở hữu nhiều điểm chung về du lịch, 3 tỉnh Thừa Thiên HuếĐà NẵngQuảng Nam đã “bắt tay” để phát triển ngành kinh tế mũi nhọn này.

Song song với hoạt động công bố bộ nhận diện thương hiệu, 3 tỉnh, thành miền Trung còn giới thiệu tới các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước 2 chuỗi sản phẩm của khu vực là Con đường di sản văn hóaCon đường thiên nhiên. Đây là các sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng miền, mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm độc đáo, thú vị.

Anh Minh

Chúng tôi có dịch vụ cho thuê xe du lịch ở miền Trung, cho thuê xe du lịch Huế các dòng xe du lịch 4 chỗ đến 45 chỗ chất lượng cao, đời mới nhất, cho thuê xe du lịch Đà Nẵng, cho thuê xe du lịch Hội An giá cả phải chăng, chu đáo nhiệt tình. Xe Huế Đà Nẵng và chiều ngược lại xe Đà Nẵng Huế.

Dịch vụ cho thuê xe miền Trung

Danh mục

Bài viết mới nhất


zalo-icon