Ghé Đèo Hải Vân – giáp ranh giữa hai vùng đất

Đến Hải Vân là đến với nơi giao thoa giữa hai vùng đất Đà Nẵng và Huế, nơi chiếm lĩnh đỉnh cao, nhìn bao quát thành phố Đà Nẵng, và cả hòa mình trong âm vọng sử thi của bao dấu chân người Việt xưa đi mở cõi, bồi hồi thương nhớ quá khứ thẳm sâu của khúc ruột miền Trung.

Có thể bạn cũng quan tâm:

Đèo Hải Vân
Là một vùng đèo cao nằm dọc theo bờ biển dài 1600km

Đèo Hải Vân nằm trải dài theo sườn núi Hải Vân đoạn đường dài khoảng 1600km, đây là đèo cao nhất (khoảng 500 mét so với mực nước biển), đầy hiểm trở và cũng là đỉnh núi cuối cùng của một mạch Trường Sơn đâm ngang ra biển. Trong nhiều thế kỉ, vùng đèo này tạo thành một bức tường ngăn cách nền văn hoá Chàm cổ ở phía Nam và nền văn minh kế thừa của tộc Việt tại vùng châu thổ sông Hồng, là đường phân chia giữa những ảnh hưởng văn hoá từ phía bắc và phía nam châu Á.

Hải Vân Quan
Hải Vân Quan – Thiên Hạ Đệ Nhất Hùng Quan.

Đèo Hải Vân chênh vênh một bên là núi rừng, một bên là biển cả, đỉnh đèo mây phủ quanh năm nên còn được gọi là “đèo Mây”. Trong Phủ Biên tạp lục, Lê Quý Đôn từng nhận xét: Hải Vân dưới sát bờ biển, trên chọc tầng mây là giới hạn của hai xứ Thuận HóaQuảng Nam. Trước đây, vào thế kỷ 13, vùng đất này thuộc về 2 châu Ô, Rí của vương quốc Chămpa, được vua Chămpa là Chế Mân cắt làm sính lễ cầu hôn công chúa Huyền Trân đời Trần. Ngay trên đỉnh đèo, dấu vết tiền nhân vẫn còn để lại: những cửa đèo và thành lũy đắp ngang. Cửa trông về phủ Thừa Thiên đề ba chữ “Hải Vân Quan”, cửa trông xuống Quảng Nam đề “Thiên hạ đệ nhất hùng quan” (đây là từ đề tặng của vua Lê Thánh Tôn khi dừng chân ngắm cảnh nơi này).

Đèo Hải Vân
Đường đèo là nơi thưởng ngoạn và thử thách lý tưởng cho du khách.
Xem thêm: Du lịch Huế | Du lịch Bạch Mã

Trên con đường xuyên Việt qua dải đất miền Trung đầy nắng gió, đèo Hải Vân lâu nay đã trở thành nơi thưởng ngoạn lý tưởng của du khách vào Nam, ra Bắc. Từ Đà Nẵng theo quốc lộ 1A về phía bắc, sau khi qua vùng Nam Ô, du khách bắt đầu lên đèo Hải Vân. Bắt đầu từ đây, con đường dốc dần lên, như sợi chỉ trắng quấn trên triền núi xanh lục, cho tới khi lên đến đỉnh sẽ thấy toàn cảnh vịnh và thành phố bên dưới hiện ra đột ngột, đẹp đến sững sờ. Xa xa, dải cát trắng phau của bãi biển Non Nước trải rộng tới tận chân trời, vượt ra tận những tảng đá chênh vênh của Ngũ Hành Sơn.

Dù thời gian có trôi đi nhưng những gì thiên nhiên ban tặng nơi đây, qua thời gian sẽ trở thành những giá trị nhân văn và không bao giờ bị mất đi.

Nguồn: http://yeudanang.org/ghe-deo-hai-van-giap-ranh-giua-hai-vung-dat.html

Chúng tôi có dịch vụ cho thuê xe du lịch ở miền Trung, cho thuê xe du lịch Huế các dòng xe du lịch 4 chỗ đến 45 chỗ chất lượng cao, đời mới nhất, cho thuê xe du lịch Đà Nẵng, cho thuê xe du lịch Hội An giá cả phải chăng, chu đáo nhiệt tình. Xe Huế Đà Nẵng và chiều ngược lại xe Đà Nẵng Huế.

Cầu Trường Tiền – Nét thơ xứ Huế

Dòng sông Hương chảy trước kinh thành Phú Xuân, và bây giờ là chảy trong lòng thành phố Huế hơn 100 năm qua đã soi bóng một cây cầu. Cho dù bây giờ và sau này ở Huế đã và sẽ có nhiều cây cầu bắc qua dòng sông Hương, thì cây cầu ấy vẫn giữ vai trò quan trọng về mặt giao thông. Và hơn thế – cây cầu ấy mãi là biểu tượng của đất cố đô, là gạch nối của lịch sử – từ quá khứ tới hiện tại và tương lai. Cây cầu đó mang tên Trường Tiền.

Có thể bạn cũng quan tâm:

Cầu Trường Tiền Huế
Một góc cầu Trường Tiền Huế.

Một trong những cây cầu thép đầu tiên ở Đông Dương

Cũng như cầu Long Biên bắc qua sông Hồng ở địa phận Hà Nội, cầu Trường Tiền là cây cầu đầu tiên bắc qua sông HươngHuế, ngay sát kinh thành. Đây cũng là một trong những cây cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX theo kỹ thuật và vật liệu mới của phương Tây với kết cấu bằng thép (những cây cầu trước đó được xây dựng đều là những cây cầu ngắn, bằng vật liệu tre, gỗ… không bền vững).

Năm Thành Thái thứ 9 (1897), cầu Trường Tiền được khâm sứ Trung Kỳ Levécque giao cho hãng Eiffel của nước Pháp (nổi danh với công trình tháp EiffelParis) thiết kế. Cầu được khởi công xây dựng sau đó và đến năm Thành Thái thứ 11 (1899) thì hoàn thành. Khi hoàn thành, cầu có cấu trúc sáu nhịp, chiều dài cầu 401 mét, bề ngang lòng cầu 6,2 mét, mặt cầu lúc đó chỉ mới lát bằng ván gỗ lim. Các vòm nhịp cầu có hình bán nguyệt rất điệu đà duyên dáng, hình dáng đó về cơ bản được giữ nguyên cho tới ngày nay. Chi phí xây cầu khoảng là một số tiền rất lớn thời bấy giờ.

Từ khi ra đời, cầu Trường Tiền có nhiều tên gọi: cầu Thành Thái (tên vua triều Nguyễn đương thời), cầu Clémenceau (tên của một Thủ tướng Pháp thời Chiến tranh thế giới lần thứ nhất), cầu Nguyễn Hoàng (tên chúa Nguyễn đã có công khai phá, mở mang vùng đất Thuận Hóa giữa thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVII)… nhưng tên gọi cuối cùng cho tới bây giờ là cầu Trường Tiền (Tràng Tiền), do vị trí cầu qua sông Hương gần xưởng đúc tiền xưa kia của triều đình nhà Nguyễn. Trước khi cầu Trường Tiền được xây dựng, nơi đây có một bến đò ngang cũng mang tên Trường Tiền.

Cầu Trường Tiền Huế
Cầu từng có nhiều tên gọi trước khi có tên chính thức là cầu Trường Tiền.

Đừng quên tham khảo một số tour du lịch Huế của Elephant Travel:

Những thăng trầm lịch sử

Cây cầu duyên dáng nằm trên mảnh đất thơ mộng miền Trung lại có số phận không yên ả. Cầu đã trải qua nhiều thay đổi và cả những biến cố đau thương, mang số phận thăng trầm cùng xứ Huế trong hơn một thế kỷ.

Là một cây cầu thép vững chắc – kết cấu và kỹ thuật xây dựng văn minh của phương Tây – cầu Trường Tiền (khi đó mang tên Thành Thái) khiến cho chính quyền thực dân không khỏi tự hào. Viên toàn quyền Đông Dương tự đắc tuyên bố: “Khi nào cầu sập thì Pháp sẽ trả độc lập cho nước Nam”. Không ngờ chỉ sau 5 năm (năm Nhâm Thìn 1904), cơn bão lịch sử đã xô đổ cây cầu thép; cầu có sáu vài thì bốn bị hất đổ xuống lòng sông. Năm 1906, cầu được tu sửa lại, và mặt cầu được đúc bằng bê tông cốt thép.

Cầu Trường Tiền Huế
Nét trầm mặc của cầu Trường Tiền.

Năm 1937, dưới triều vua Bảo Đại, cầu Trường Tiền được trùng tu, cải tạo lớn. Cầu được mở rộng hành lang hai bên cho xe đạp và người đi bộ. Ở hành lang tại vị trí trụ cầu giữa hai vài có các bao lơn (ban công) phình rộng ra – là nơi nghỉ chân, ngắm cảnh hay tránh nhau. Năm 1946, cầu bị sập hai phía tả ngạn do mìn trong chiến tranh Việt – Pháp. Hai năm sau, cầu được tu sửa tạm để qua lại. Năm 1953 cầu được sửa chữa hoàn chỉnh như cũ.

Trong sự kiện tổng tiến công mùa xuân năm 1968, cầu Trường Tiền một lần nữa lại đổ gục xuống lòng sông Hương. Tại thời điểm ngay sau đó, một chiếc cầu phao được dựng tạm lên bên cạnh để nối đôi bờ; rồi cầu được tu sửa tạm thời. Sau khi kết thúc chiến tranh, đất nước hòa bình thống nhất (1975); mãi tới năm 1991 cầu Trường Tiền mới được trùng tu lần nữa. Lần khôi phục, trùng tu này kéo dài trong 5 năm (1991 – 1995), do Công ty cầu 1 Thăng Long đảm nhiệm. Ở lần trùng tu này có nhiều thay đổi quan trọng: đó là việc dỡ bỏ các ban công ở hành lang hai bên tại vị trí các trụ cầu; lòng cầu (cả đường chính và phụ) bị hẹp lại do phải nẹp thêm hai ống lan can (độ rộng lòng cầu của đường chính ở giữa từ 6,2 mét nay còn 5,4 mét); màu sơn ghi xám thay cho màu nguyên bản từ xưa của cầu là màu nhũ bạc; tấm biển đồng gắn ở đầu cầu ghi chữ “Cầu Tràng Tiền” thay cho “Cầu Trường Tiền” tạo nên một sự thiếu thống nhất về tên gọi cây cầu

Cầu Trường Tiền Huế
Từ Festival Huế năm 2002, cầu Trường Tiền được lắp đặt một hệ thống chiếu sáng đổi màu hiện đại, điều khiển bằng phần mềm lập trình. Khi chiều buông, cũng là cây cầu bắt đầu rực rỡ huyền ảo trong ánh đèn màu.

Cầu Trường Tiền – nét thơ xứ Huế

Dẫu trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, dẫu có nhiều đổi thay thì cầu Trường Tiền vẫn soi bóng trên dòng Hương Giang hơn một trăm năm qua, cầu Trường Tiền vẫn là một biểu tượng đẹp lãng mạn của đất cố đô, là một nét thơ xứ Huế. Hình dáng mềm mại, duyên dáng của cây cầu trong khung cảnh thơ mộng đã gợi nên nhiều cảm xúc cho các văn nhân thi sĩ:

“Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp
Em theo không kịp, tội lắm em anh ơi!
Bấy lâu mang tiếng chịu lời
Anh có xa em đi nữa, cũng tại ông trời nên xa”

(Ca dao – cũng có tài liệu cho rằng đây là thơ của ông Hoàng giáp Đỗ Huy Liêu, người Nam Định, sáng tác)

Năm 1941, trong thời gian lưu lạc tới xứ Huế, thi sĩ Nguyễn Bính đã ví nét cong cong của nhịp cầu cùng màu sơn nhũ bạc (nguyên bản) như hình ảnh của chiếc lược ngà:

“…Cầu cong như chiếc lược ngà
Sông dài mái tóc cung nga buông hờ…”
(Vài nét Huế – Nguyễn Bính)

Suốt hơn một trăm năm qua, cầu Trường Tiền đã nối đôi bờ sông Hương, là sự kết nối giữa kinh thành cổ kính, những cung điện vàng son, những kiến trúc trầm mặc rêu phong… ở bờ bắc với một thành phố mới phát triển, những nhà cao tầng hiện đại, những khu dân cư đông đúc nhộn nhịp đầy sức sống… ở bờ nam. Cây cầu mảnh mai ấy lại là sự kết nối đầy quan trọng và ý nghĩa của lịch sử, của quá khứ – hiện tại, và là niềm tin – khát vọng của tương lai.

Cầu Trường Tiền Huế
Cầu Trường Tiền đã đi vào câu thơ bài hát xứ Huế.

Lịch sử, vị trí và số phận cầu Trường Tiền mặc nhiên đã làm cho cây cầu mang một trọng trách và cũng là niềm tự hào. Cho dù sau này có nhiều cây cầu khác bắc qua sông Hương ở những thời điểm khác nhau, vị trí khác nhau: cầu Bạch Hổ, cầu Phú Xuân, cầu Bãi Dâu… thì cầu Trường Tiền vẫn là cây cầu số một, cây cầu đẹp nhất, tiêu biểu nhất của đất cố đô.

Có một người con xứ Huế ở phương xa đã nói rằng: “Trường Tiền là chiếc cầu định mệnh của Huế. Đến Huế mà chưa đứng trên cầu là chưa vô tới Huế, chỉ mới tạt qua Huế mà thôi…” Quả vậy, cố đô Huế dù có bao công trình được xếp hạng di sản văn hóa thế giới thì cầu Trường Tiền vẫn là một hình ảnh rạng ngời, tiêu biểu cho vùng đất văn hóa này. Cây cầu mang dáng vóc nhẹ nhàng, mềm mại, uyển chuyển… như tâm hồn và tính cách dịu dàng, trầm lắng của người dân xứ Huế; như nét hiền hòa thơ mộng, trong trẻo của dòng Hương Giang.

Chúng tôi có dịch vụ cho thuê xe du lịch ở miền Trung, cho thuê xe du lịch Huế các dòng xe du lịch 4 chỗ đến 45 chỗ chất lượng cao, đời mới nhất, cho thuê xe du lịch Đà Nẵng, cho thuê xe du lịch Hội An giá cả phải chăng, chu đáo nhiệt tình. Xe Huế Đà Nẵng và chiều ngược lại xe Đà Nẵng Huế.
Dịch vụ cho thuê xe miền Trung

Danh mục

Bài viết mới nhất


zalo-icon