Đạp xe ngắm phố Huế và đón hoàng hôn buông xuống

Hãy thuê một chiếc xe đạp ngắm phố Huế và đón hoàng hôn buông xuống. Đạp xe ngắm phố Huế yên bình, nếm thử các đặc sản địa phương hay săn hoàng hôn trên phá Tam Giang là những cách giúp bạn cảm nhận sâu sắc hơn về xứ Huế mộng mơ.

Có thể bạn cũng quan tâm:

Miền đất Cố Đô trở nên mềm mại hơn với dòng sông Hương êm đềm chảy qua, cùng nhiều di sản để lại từ triều đại phong kiến, thêm vào đó là đặc sản hương vị say lòng ai thưởng thức.

Khám phá các lăng tẩm

lăng Khải Định Huế
Lăng Khải Định – Tuyệt tác kiến trúc Đông Tây.

7 khu lăng tẩm còn lại ở Huế theo thứ tự là Gia Long (Thiên Thụ Lăng), Minh Mạng (Hiếu Lăng), Thiệu Trị (Xương Lăng), Tự Đức (Khiêm Lăng), Dục Đức (An Lăng), Đồng Khánh (Tư Lăng) và Khải Định (Ứng Lăng).
Xứ Huế nổi tiếng với những cung điện vàng son, lăng tẩm uy nghiêm của các vị vua triều Nguyễn. Triều đại này có 13 vua nhưng chỉ 7 khu lăng tẩm được xây dựng. Hành trình khám phá những công trình này chính là tấm vé đưa bạn quay ngược lại quá khứ, sống trong thời kỳ phong kiến của Việt Nam.

Đặc điểm chung của các lăng tẩm là đều nằm về hướng Tây của kinh thành. Mỗi công trình lại có kiến trúc riêng, mang phong cách của từng vị quân vương nhưng đều tiêu biểu cho nền mỹ thuật Việt Nam.

Thăm chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ Huế
Chùa Thiên Mụ.

Đây là một trong 40 trải nghiệm tại Việt Nam bạn nên thử do tờ Huffington Post (Mỹ) gợi ý. Thiên Mụ là ngôi chùa cổ, có kiến trúc đồ sộ nằm trên đồi Hà Khê, xây dựng năm 1601. Trong lịch sử, chùa từng được dùng làm đàn Tế Đất triều Tây Sơn rồi trùng tu, tái thiết nhiều lần dưới triều các vua nhà Nguyễn.

Hiện nay, khuôn viên chùa Thiên Mụ chia làm hai khu vực: Trước cửa Nghi Môn gồm bến thuyền, cổng tam quan, tháp Phước Duyên, lầu bia hình tứ giác, lầu chuông. Khu vực trong cửa Nghi Môn gồm điện Đại Hùng, Địa Tạng, Quang Âm, vườn thông…

Tham khảo tour du lịch Huế của Elephant:

Thưởng thức ẩm thực Huế

Bún bò Huế - Du lịch Huế một ngày
Bún bò Huế đã trở thành thương hiệu ẩm thực Huế

Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Giản, Việt Nam có khoảng 1.700 món ăn. Trong đó, Huế sở hữu tới 1.300 món và hiện còn lưu truyền khoảng 700 cái tên. Đây là nơi dân cư khắp nơi theo chúa Nguyễn vào lập nghiệp. Vì vậy, nét ẩm thực phong phú hơn với nhiều món từ sang trọng đến mộc mạc, giản dị.

Ẩm thực Huế có cách chế biến cầu kỳ. Mỗi món ăn phải đáp ứng các tiêu chí như hương vị đạt chuẩn, vị nào ra vị ấy, hình thức đẹp mắt. Du khách có thể thử các món mặn truyền thống, tráng miệng hoặc đồ chay để cảm nhận rõ nét tài hoa, khéo léo của người chế biến cũng như đặc trưng của vùng đất này.

Khách sạn giá rẻ ở Huế

Nghe ca Huế trên sông Hương

Nghe ca Huế trên sông Hương là “đặc sản” của đất cố đô. Thông thường hoạt động này được tổ chức vào buổi tối, thời điểm các con phố lên đèn, hắt ánh vàng dịu dàng xuống lòng sông phẳng lặng. Lúc này, chiếc thuyền từ từ rời bến, đưa đoàn người ngược dòng, hòa vào không gian yên bình giữa cuộc sống xô bồ. Tới khi sẵn sàng, các ca sĩ mới bắt đầu buổi biểu diễn của mình.

Nghe ca Huế trên sông Hương
Nghe ca Huế trên sông Hương.

Ca Huế hình thành từ dòng nhạc dân gian và cung đình. Mang đậm sắc thái địa phương với ngữ điệu êm ái. Loại nhạc này thể hiện hai dòng là điệu Bắc với tiết tấu tươi tắn, trang trọng và điệu Nam gồm những nhạc phẩm buồn, ai oán. Các nhạc cụ dân tộc sử dụng chủ yếu giúp màn trình diễn tạo dấu ấn sâu hơn trong lòng khán thính giả.

Đạp xe quanh các con phố yên bình

Huế thu hút nhiều du khách nhưng cuộc sống ở đây nằm ngoài vòng quay ồn ã do du lịch mang lại. Vẻ yên bình, trầm lắng bao trùm mọi ngóc ngách, từ những con đường rợp bóng cây xanh, từng nếp nhà in dấu thời gian đến bức tường rêu phong xưa cũ.

Đường Chi Lăng Huế
Một góc đường Chi Lăng Huế.

Du khách có thể đạp xe để cảm nhận hơi thở chậm rãi ấy. Theo từng vòng quay, bạn hãy đi từ khu trung tâm ra ngoại thành hay dừng lại ở góc ngã tư nhỏ, hẹp với cây xanh phủ mát. Bên cạnh đó, hoạt động này cũng giúp bạn tự tìm kiếm và thưởng thức những món ăn ngon.

Nghe những hướng dẫn viên 80 tuổi thuyết trình

Làng Thủy Thanh Chánh có hai điểm du lịch nổi bật là cầu ngói Thanh Toàn và nhà nông cụ, nơi tái hiện lại cảnh sinh hoạt làng quê xưa. Không giống nhiều nơi, tới đây, du khách được nghe các mệ già thuyết minh, giới thiệu công cụ nhà nông, những công việc đồng áng thường thấy…

mệ già Huế
Các mệ già làm hướng dẫn viên cho du khách.

Ngoài những thông tin hấp dẫn, các mệ còn ngân điệu hò, ca Huế để chuyến tham quan không đơn điệu, nhàm chán. Nhờ đó, du khách có thể hiểu thêm đời sống tinh thần của những ngươi nơi đây. Nếu muốn, bạn cũng có thể học lại những câu hát đơn giản.

Săn hoàng hôn phá Tam Giang

Đầm Phá Tam Giang
Vẻ đẹp của đầm Phá Tam Giang.

Phá Tam Giang cách thành phố Huế chừng 12 km. Cuộc sống của người dân ở đây chủ yếu xoanh quanh nghề chài lưới. Vào ban ngày, nơi này giống các vùng sông nước khác. Tuy nhiên, khi hoàng hôn, cả vùng rộng lớn chìm trong sắc hồng vàng khiến cảnh vật nên thơ và thêm phần quyến rũ. Đây cũng chính là yếu tố giúp phá thu hút du khách. Lúc này, bạn có thể lặng yên tận hưởng sự bình yên bao trùm khắp nơi. Thêm một cách để bạn lưu lại được khoảnh khắc này là thuê một chiếc thuyền nhỏ lướt giữa trời mây.

Chúng tôi có dịch vụ cho thuê xe du lịch ở miền Trung, cho thuê xe du lịch Huế các dòng xe du lịch 4 chỗ đến 45 chỗ chất lượng cao, đời mới nhất, cho thuê xe du lịch Đà Nẵng, cho thuê xe du lịch Hội An giá cả phải chăng, chu đáo nhiệt tình. Xe Huế Đà Nẵng và chiều ngược lại xe Đà Nẵng Huế.

Cầu Trường Tiền – Nét thơ xứ Huế

Dòng sông Hương chảy trước kinh thành Phú Xuân, và bây giờ là chảy trong lòng thành phố Huế hơn 100 năm qua đã soi bóng một cây cầu. Cho dù bây giờ và sau này ở Huế đã và sẽ có nhiều cây cầu bắc qua dòng sông Hương, thì cây cầu ấy vẫn giữ vai trò quan trọng về mặt giao thông. Và hơn thế – cây cầu ấy mãi là biểu tượng của đất cố đô, là gạch nối của lịch sử – từ quá khứ tới hiện tại và tương lai. Cây cầu đó mang tên Trường Tiền.

Có thể bạn cũng quan tâm:

Cầu Trường Tiền Huế
Một góc cầu Trường Tiền Huế.

Một trong những cây cầu thép đầu tiên ở Đông Dương

Cũng như cầu Long Biên bắc qua sông Hồng ở địa phận Hà Nội, cầu Trường Tiền là cây cầu đầu tiên bắc qua sông HươngHuế, ngay sát kinh thành. Đây cũng là một trong những cây cầu đầu tiên được xây dựng ở Đông Dương vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX theo kỹ thuật và vật liệu mới của phương Tây với kết cấu bằng thép (những cây cầu trước đó được xây dựng đều là những cây cầu ngắn, bằng vật liệu tre, gỗ… không bền vững).

Năm Thành Thái thứ 9 (1897), cầu Trường Tiền được khâm sứ Trung Kỳ Levécque giao cho hãng Eiffel của nước Pháp (nổi danh với công trình tháp EiffelParis) thiết kế. Cầu được khởi công xây dựng sau đó và đến năm Thành Thái thứ 11 (1899) thì hoàn thành. Khi hoàn thành, cầu có cấu trúc sáu nhịp, chiều dài cầu 401 mét, bề ngang lòng cầu 6,2 mét, mặt cầu lúc đó chỉ mới lát bằng ván gỗ lim. Các vòm nhịp cầu có hình bán nguyệt rất điệu đà duyên dáng, hình dáng đó về cơ bản được giữ nguyên cho tới ngày nay. Chi phí xây cầu khoảng là một số tiền rất lớn thời bấy giờ.

Từ khi ra đời, cầu Trường Tiền có nhiều tên gọi: cầu Thành Thái (tên vua triều Nguyễn đương thời), cầu Clémenceau (tên của một Thủ tướng Pháp thời Chiến tranh thế giới lần thứ nhất), cầu Nguyễn Hoàng (tên chúa Nguyễn đã có công khai phá, mở mang vùng đất Thuận Hóa giữa thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVII)… nhưng tên gọi cuối cùng cho tới bây giờ là cầu Trường Tiền (Tràng Tiền), do vị trí cầu qua sông Hương gần xưởng đúc tiền xưa kia của triều đình nhà Nguyễn. Trước khi cầu Trường Tiền được xây dựng, nơi đây có một bến đò ngang cũng mang tên Trường Tiền.

Cầu Trường Tiền Huế
Cầu từng có nhiều tên gọi trước khi có tên chính thức là cầu Trường Tiền.

Đừng quên tham khảo một số tour du lịch Huế của Elephant Travel:

Những thăng trầm lịch sử

Cây cầu duyên dáng nằm trên mảnh đất thơ mộng miền Trung lại có số phận không yên ả. Cầu đã trải qua nhiều thay đổi và cả những biến cố đau thương, mang số phận thăng trầm cùng xứ Huế trong hơn một thế kỷ.

Là một cây cầu thép vững chắc – kết cấu và kỹ thuật xây dựng văn minh của phương Tây – cầu Trường Tiền (khi đó mang tên Thành Thái) khiến cho chính quyền thực dân không khỏi tự hào. Viên toàn quyền Đông Dương tự đắc tuyên bố: “Khi nào cầu sập thì Pháp sẽ trả độc lập cho nước Nam”. Không ngờ chỉ sau 5 năm (năm Nhâm Thìn 1904), cơn bão lịch sử đã xô đổ cây cầu thép; cầu có sáu vài thì bốn bị hất đổ xuống lòng sông. Năm 1906, cầu được tu sửa lại, và mặt cầu được đúc bằng bê tông cốt thép.

Cầu Trường Tiền Huế
Nét trầm mặc của cầu Trường Tiền.

Năm 1937, dưới triều vua Bảo Đại, cầu Trường Tiền được trùng tu, cải tạo lớn. Cầu được mở rộng hành lang hai bên cho xe đạp và người đi bộ. Ở hành lang tại vị trí trụ cầu giữa hai vài có các bao lơn (ban công) phình rộng ra – là nơi nghỉ chân, ngắm cảnh hay tránh nhau. Năm 1946, cầu bị sập hai phía tả ngạn do mìn trong chiến tranh Việt – Pháp. Hai năm sau, cầu được tu sửa tạm để qua lại. Năm 1953 cầu được sửa chữa hoàn chỉnh như cũ.

Trong sự kiện tổng tiến công mùa xuân năm 1968, cầu Trường Tiền một lần nữa lại đổ gục xuống lòng sông Hương. Tại thời điểm ngay sau đó, một chiếc cầu phao được dựng tạm lên bên cạnh để nối đôi bờ; rồi cầu được tu sửa tạm thời. Sau khi kết thúc chiến tranh, đất nước hòa bình thống nhất (1975); mãi tới năm 1991 cầu Trường Tiền mới được trùng tu lần nữa. Lần khôi phục, trùng tu này kéo dài trong 5 năm (1991 – 1995), do Công ty cầu 1 Thăng Long đảm nhiệm. Ở lần trùng tu này có nhiều thay đổi quan trọng: đó là việc dỡ bỏ các ban công ở hành lang hai bên tại vị trí các trụ cầu; lòng cầu (cả đường chính và phụ) bị hẹp lại do phải nẹp thêm hai ống lan can (độ rộng lòng cầu của đường chính ở giữa từ 6,2 mét nay còn 5,4 mét); màu sơn ghi xám thay cho màu nguyên bản từ xưa của cầu là màu nhũ bạc; tấm biển đồng gắn ở đầu cầu ghi chữ “Cầu Tràng Tiền” thay cho “Cầu Trường Tiền” tạo nên một sự thiếu thống nhất về tên gọi cây cầu

Cầu Trường Tiền Huế
Từ Festival Huế năm 2002, cầu Trường Tiền được lắp đặt một hệ thống chiếu sáng đổi màu hiện đại, điều khiển bằng phần mềm lập trình. Khi chiều buông, cũng là cây cầu bắt đầu rực rỡ huyền ảo trong ánh đèn màu.

Cầu Trường Tiền – nét thơ xứ Huế

Dẫu trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, dẫu có nhiều đổi thay thì cầu Trường Tiền vẫn soi bóng trên dòng Hương Giang hơn một trăm năm qua, cầu Trường Tiền vẫn là một biểu tượng đẹp lãng mạn của đất cố đô, là một nét thơ xứ Huế. Hình dáng mềm mại, duyên dáng của cây cầu trong khung cảnh thơ mộng đã gợi nên nhiều cảm xúc cho các văn nhân thi sĩ:

“Cầu Trường Tiền sáu vài mười hai nhịp
Em theo không kịp, tội lắm em anh ơi!
Bấy lâu mang tiếng chịu lời
Anh có xa em đi nữa, cũng tại ông trời nên xa”

(Ca dao – cũng có tài liệu cho rằng đây là thơ của ông Hoàng giáp Đỗ Huy Liêu, người Nam Định, sáng tác)

Năm 1941, trong thời gian lưu lạc tới xứ Huế, thi sĩ Nguyễn Bính đã ví nét cong cong của nhịp cầu cùng màu sơn nhũ bạc (nguyên bản) như hình ảnh của chiếc lược ngà:

“…Cầu cong như chiếc lược ngà
Sông dài mái tóc cung nga buông hờ…”
(Vài nét Huế – Nguyễn Bính)

Suốt hơn một trăm năm qua, cầu Trường Tiền đã nối đôi bờ sông Hương, là sự kết nối giữa kinh thành cổ kính, những cung điện vàng son, những kiến trúc trầm mặc rêu phong… ở bờ bắc với một thành phố mới phát triển, những nhà cao tầng hiện đại, những khu dân cư đông đúc nhộn nhịp đầy sức sống… ở bờ nam. Cây cầu mảnh mai ấy lại là sự kết nối đầy quan trọng và ý nghĩa của lịch sử, của quá khứ – hiện tại, và là niềm tin – khát vọng của tương lai.

Cầu Trường Tiền Huế
Cầu Trường Tiền đã đi vào câu thơ bài hát xứ Huế.

Lịch sử, vị trí và số phận cầu Trường Tiền mặc nhiên đã làm cho cây cầu mang một trọng trách và cũng là niềm tự hào. Cho dù sau này có nhiều cây cầu khác bắc qua sông Hương ở những thời điểm khác nhau, vị trí khác nhau: cầu Bạch Hổ, cầu Phú Xuân, cầu Bãi Dâu… thì cầu Trường Tiền vẫn là cây cầu số một, cây cầu đẹp nhất, tiêu biểu nhất của đất cố đô.

Có một người con xứ Huế ở phương xa đã nói rằng: “Trường Tiền là chiếc cầu định mệnh của Huế. Đến Huế mà chưa đứng trên cầu là chưa vô tới Huế, chỉ mới tạt qua Huế mà thôi…” Quả vậy, cố đô Huế dù có bao công trình được xếp hạng di sản văn hóa thế giới thì cầu Trường Tiền vẫn là một hình ảnh rạng ngời, tiêu biểu cho vùng đất văn hóa này. Cây cầu mang dáng vóc nhẹ nhàng, mềm mại, uyển chuyển… như tâm hồn và tính cách dịu dàng, trầm lắng của người dân xứ Huế; như nét hiền hòa thơ mộng, trong trẻo của dòng Hương Giang.

Chúng tôi có dịch vụ cho thuê xe du lịch ở miền Trung, cho thuê xe du lịch Huế các dòng xe du lịch 4 chỗ đến 45 chỗ chất lượng cao, đời mới nhất, cho thuê xe du lịch Đà Nẵng, cho thuê xe du lịch Hội An giá cả phải chăng, chu đáo nhiệt tình. Xe Huế Đà Nẵng và chiều ngược lại xe Đà Nẵng Huế.

9 điểm du lịch lý tưởng cho mùa hè ở Huế

Du lịch Huế mùa hè, du khách có thể đắm mình trong nước biển Lăng Cô hay dòng suối Mơ trong lành, thưởng ngoạn phong cảnh xanh tươi của hồ Truồi, đầm Cầu Hai…

Có thể bạn cũng quan tâm:

Du lịch Huế mùa hè Đầm Cầu Hai
Đầm Cầu Hai: Không nổi tiếng như đầm Chuồn hay đầm Lập An, đầm Cầu Hai nép mình bên trục đường quốc lộ 1A, chạy dài từ Cầu Hai về đến chân đèo Phú Gia. Đầm Cầu Hai mênh mông như biển, hứng nước từ các con sông ở Thừa Thiên Huế nên chuyển từ ngọt sang lợ vào mùa khô.
Du lịch Huế mùa hè Vịnh Lăng Cô
Vịnh Lăng Cô: Lăng Cô là một bãi biển khá nổi tiếng nằm cách Huế khoảng 70 km, tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, TT- Huế. Đây cũng là vịnh biển thứ 3 của Việt Nam nằm trong top 30 bãi biển đẹp nhất thế giới. Lăng Cô được nhiều du khách đánh giá đẹp nhất vào mỗi buổi bình minh. Mùa Hè ở Huế, biển Lăng Cô là một trong những điểm thu hút đông du khách.
Du lịch Huế mùa hè Hồ Truồi
Hồ Truồi: Từ thành phố Huế đi về cầu Truồi ở xã Lộc Hòa, huyện Phú Lộc rẽ thêm 10km sẽ gặp hồ TruồiThiền viện Trúc Lâm Bạch Mã. Xứ Truồi “ngọt mít thơm dâu” đã đi vào lời thơ câu hát để ca ngợi vẻ đẹp hiếm có nơi này. Hồ Truồi xanh biếc, rộng lớn và bao la chạy dài tầm mắt, nép mình dưới chân núi Bạch Mã. Ngoài viếng thăm thiền viện, du khách có thể thuê thuyền dạo chơi trên hồ hay mua vé tham quan các con suối chảy vào hồ Truồi mang đầy nét hoang dã.
Xem thêm: Du lịch Bạch Mã

 

Du lịch Huế mùa hè Gành Lăng
Khu du lịch cộng đồng Gành Lăng: Gành Lăng nằm tại thôn Mai Gia Phường, xã Lộc Bình, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế. Đây là khu du lịch cộng đồng mới được chính quyền sở tại phát triển. Bởi Gành Lăng có những yếu tố như: thiên nhiên trong lành, cảnh quan và hệ sinh thái đặc sắc, phong phú. Bên cạnh đó Gành Lăng có làng nghề nổi tiếng là nấu dầu Tràm.

Đừng quên tham khảo một số tour du lịch Huế của Elephant Travel:

Du lịch Huế mùa hè Suối Mơ
Suối Mơ: Suối Mơ hay nhiều người vẫn gọi thác Mơ là một địa điểm du lịch lý thú nằm tại thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, cách thành phố Huế chừng 65km. Suối Mơ đón du khách bằng rừng nguyên sinh trong lành và mát rượi. Đây đúng là một địa điểm thú vị cho các gia đình muốn trốn cái nắng miền Trung trong những ngày oi bức.
Du lịch Huế mùa hè Cầu ngói Thanh Toàn
Cầu ngói Thanh Toàn: Thanh Toàn là cây cầu làm bằng gỗ bắc qua một con mương làng Thanh Thủy Chánh, thuộc xã Thuỷ Thanh, thị xã Hương Thuỷ, cách thành phố Huế khoảng 8 km về phía đông nam. Cầu được xem là biểu tượng của ngôi làng. Cầu ngói Thanh Toàn được nhà nước chứng nhận di tích quốc gia, vì đây là chiếc cầu loại hiếm và giá trị nghệ thuật cao ở Việt Nam.
Du lịch Huế mùa hè Sông Hương
Sông Hương: Bất cứ ai đến với Huế cũng ao ước một lần được ngắm nhìn dòng sông Hương thơ mộng. Nếu du khách muốn đi thuyền để dạo cảnh có thể tới bến tàu Tòa Khâm.
Du lịch Huế mùa hè Cầu Trường Tiền
Cầu Trường Tiền: Sông Hương được ví như đôi mắt của thành phố Huế thì cầu Trường Tiền là biểu tượng của chứng mình lịch sử với bao sự đổi thay của đất cố đo. Cầu Trường Tiền có 6 nhịp dầm thép hình vành lược, dài 402 mét, lòng cầu rộng 6 mét.
Du lịch Huế mùa hè Chùa Thiên Mụ
Chùa Thiên Mụ: Chùa nằm trên đồi Hà Khê, hướng nhìn ra sông Hương thơ mộng, thuộc địa phận phường Kim Long. Chùa Thiên Mụ hay còn gọi là chùa Linh Mụ tồn tại suốt mấy trăm năm từ thời chúa Nguyễn Hoàng xây dựng năm 1601. Mỗi ngày chùa Thiên Mụ đón hàng ngàn lượt du khách thập phương đến chiêm bái, cũng như cầu sức khỏe bình an.

VNExpress

Du lịch Huế vào mùa mưa?

Huế vốn là một thành phố yên bình, trầm mặc chìm trong những nét cổ kính từ bao đời nay. Đến Huế những ngày nắng, thành phố như có thêm sắc màu, tươi tỉnh hơn sau những nét trầm mặc. Nhưng, bạn có từng nghĩ môt thành phố buồn như Huế lại đẹp vô cùng vào những ngày mưa? Hãy thử trải nghiệm du lịch Huế vào mùa mưa cùng chúng tôi nhé.

Có thể bạn cũng quan tâm:

Ngọ Môn Du lịch Huế mùa mưa Du lich Hue mua mua
Huế đẹp vào những ngày mưa – Ảnh: Đại Đại.

MÙA HUẾ ÍT KHÁCH DU LỊCH

Mùa mưa ở Huế bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12, từ những cơn mưa xối xả, ngập lụt đến những cơn mưa dầm dề lê thê tới cả tháng 4 năm sau. Nghĩ tới ra đường ngày mưa đã ngại, huống chi là đi du lịch, tận hưởng. Thế nhưng, Huế đã rất khéo léo khi biến những cơn mưa thành “đặc sản” của đất kinh thành cũ.

Du lịch Huế mùa mưa Du lich Hue mua mua
Mưa là đặc sản của đất kinh thành cũ – Ảnh: Đại Đại.

Và chính những sự ngại ngùng của du khách đã biến thời điểm mùa mưa Huế thành mùa khá ít khách du lịch, bạn sẽ không phải lo thiếu chỗ nghỉ, chen chúc hàng quán, hay những bức hình bị vướng quá nhiều người.

Đại Nội Du lịch Huế mùa mưa Du lich Hue mua mua
Du lịch Huế mùa này ít khách du lịch.

Khi đi du lịch Huế vào mùa mưa, bạn có thể tận hưởng trọn vẹn kì nghỉ ở nơi vốn đã yên bình, và nay còn thú vị hơn khi khách du lịch khá thưa thớt, được hòa mình vào cuộc sống bình dị của thành phố Huế.

Du lịch Huế mùa mưa Du lich Hue mua mua
Tận hưởng trọn vẹn kỳ nghỉ ở Huế – Ảnh: Đại Đại.

MÙA MƯA HUẾ LÃNG MẠN NHƯ TRONG CHUYỆN CỔ TÍCH

Khó có thể phủ nhận rằng, những chuyện tình lãng mạn rất nhiều lần xuất hiện cùng với cơn mưa. Che ô và nắm tay nhau đi dạo trong cơn mưa lất phất cùng người thương, mặc áo mưa đủ màu đi thăm quan đất Huế, hối hả chạy trốn cơn mưa rào bất chợt… là những trải nghiệm khiến con người ta thêm gần nhau hơn.

Đại Nội Du lịch Huế mùa mưa Du lich Hue mua mua
Những chiếc áo mưa đủ màu trong ngày mưa – Ảnh: Đại Đại.

Có thú vị không, khi mà bất cứ hành lang, cây cầu đều có mái che như trong kiến trúc cung đình Huế biến thành nơi trú mưa tạm thời cho những cặp đôi đang xiết chặt tay nhau mặc cho mưa vẫn tuôn rơi như khúc đàn ca của trời.

Du lịch Huế mùa mưa Du lich Hue mua mua
Nét cổ kính của Huế – Ảnh: Đại Đại.

Sự lãng mạn của cơn mưa Huế đã đi vào thơ ca của giới văn nghệ sĩ, xem đó như một món quà tặng đặc biệt của đất trời. Từ những bài thơ, tranh vẽ tới âm nhạc Huế đều thấm nhuần cảm hứng do mưa Huế mang lại, thiết tha, sâu lắng và trầm buồn, tạo nên vẻ đẹp chẳng nơi nào có được làm mê đắm du khách.

Quốc học HUẾ Du lịch Huế mùa mưa Du lich Hue mua mua
Trường Quốc học Huế. Ảnh: Đại Đại.

DU LỊCH HUẾ VÀO MÙA MƯA CÒN GÌ TUYỆT BẰNG THƯỞNG THỨC NHỮNG MÓN ĂN NÓNG HỔI

Ẩm thực Huế vô cùng đa dạng, và giá thì rẻ khỏi bàn. Từ bánh canh, bán lọc, bánh bèo, bánh xèo, bánh nậm… tới bún bò Huế, nem lụi, cơm hến… đều trở nên ngon hơn vì độ nóng hổi vào những ngày mưa. Ngoài ra, mưa sẽ giúp khách du lịch có thêm thời gian để thưởng thức sự tinh tế của các món ăn cầu kỳ của Huế.

Du lịch Huế mùa mưa Du lich Hue mua mua
Thưởng thức ẩm thực Huế.

Nhiều tín đồ ẩm thực cho rằng, quả thật trời mưa ăn gì cũng ngon, và những món ăn bình dân của xứ Huế lại khiến dạ dày của du khách phải thổn thức, bởi quá hợp thời tiết, cay nóng, dậy mùi thơm.

Bún bò Huế Du lịch Huế mùa mưa Du lich Hue mua mua
Bún bò Huế trứ danh.

NHÂM NHI TRÀ CHIỀU NGẮM MƯA TRÊN PHỐ HUẾ

Huế có rất nhiều điểm ngắm mưa lý tưởng như đồi Vọng Cảnh, lầu Ngũ Phụng (Ngọ Môn), đỉnh núi Ngự Bình, tầng cao các khách sạn dọc sông Hương… hay đơn giản chỉ là một quán café, quan trà nhìn ra đường.

Du lịch Huế mùa mưa Du lich Hue mua mua
Thử uống trà cung đình.

Chọn một tách trà nóng hổi, ấp vào tay lấy chút hơi ấm, xoa xoa lên má và thỉnh thoảng nhấp một ngụm, dăm ba câu chuyện không đầu không cuối với người bạn bên hoặc có khi ngồi một mình nhâm nhi trà nóng ngắm mưa rơi, đó là những khoảnh khắc yên bình mà bạn ít khi có được ở chốn phố thị đông đúc.

Ngọ Môn Du lịch Huế mùa mưa Du lich Hue mua mua
Khoảnh khắc yên bình – Ảnh: Đại Đại.

Và nếu tinh tế một chút, khi nhìn vào khối lượng của những ấm, chén, khay trà, dụng cụ hỏa thực… chúng ta sẽ thấy được phong cách riêng do người Huế tạo nên để phù hợp với điều kiện mưa dầm triền miên của vùng đất này.

Sông Hương du lịch Huế mùa mưa Du lich Hue mua mua
Non nước hữu tình trời đất Huế – Ảnh: Sưu Tầm

HUẾ VỚI “ĐẶC SẢN” MƯA VÀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÍ TRONG NHÀ

Nếu như trời mưa làm các hoạt động vui chơi ngoài trời chậm lại, thì các hoạt động giải trí trong nhà lại có dịp phát triển, khiến cho mọi người có cơ hội giao lưu, chia sẻ và gần gũi nhau hơn.

Du lịch Huế mùa mưa Du lich Hue mua mua
Mưa sẽ khiến các hoạt động trong nhà phát triển hơn – Ảnh: Đại Đại.

Chẳng hạn như, mưa nhỏ thích hợp với nhu cầu tĩnh tâm, thiền định, thưởng thức thơ ca, nhạc họa, uống trà, cafe… Các tuyến điểm du lịch, thăm quan cố đô Huế ngày mưa khá đa dạng, lý tưởng từ điểm ngắm mưa tới các công trình là điểm dừng trú mưa cũng rất đẹp và phù hợp với kiến trúc chung của đất kinh thành.

Du lịch Huế mùa mưa Du lich Hue mua mua
Cafe Huế ngày mưa – Ảnh: Đại Đại.

Thêm vào đó, các phương tiện vận chuyển đặc thù của Huế mùa mưa như xích lô, thuyền rồng… các loại hàng hóa lưu niệm cũng mang dáng dấp của cơn mưa Huế. Có lẽ bạn sẽ thêm yêu mùa mưa của mảnh đất này, và biết đâu chỉ muốn tới du lịch Huế vào mùa mưa thôi.

Du lịch Huế mùa mưa Du lich Hue mua mua
Có lẽ bạn sẽ thêm yêu mùa mưa của đất Huế – Ảnh: Đại Đại.

Cuộc sống hiện đại vẫn hối hả tiếp diễn, và đâu đó người ta vẫn cần một khoảng lặng trước những bôn ba hiện tại, và Huế, đáp ứng đủ những yêu cầu của sự bình yên, tĩnh tâm, pha chút lãng mạn cổ kính, trầm buồn hơn trong những ngày mưa.

Đừng bỏ lỡ các tour du lịch Huế đang hot từ Elephant Tour, mời quý khách tham khảo dưới đây:

Hoa Cát – Mytour.vn

Các lễ hội truyền thống ở Huế

Cố đô Huế là vùng đất có truyền thống văn hóa phong phú và đặc sắc với các lễ hội dân gian. Những lễ hội có từ lâu đời tại Huế được tổ chức rất công phu, bài bản chắc chắn sẽ để lại trong lòng du khách sự thích thú và những ấn tượng khó phai. Cùng chúng tôi điểm qua các lễ hội truyền thống ở Huế để hiểu thêm về mảnh đất được coi kinh đô của triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam nhé.

Có thể bạn cũng quan tâm:

Các lễ hội truyền thống ở Huế
Các lễ hội & Sự kiện Huế là một phần không thể thiếu trong truyền thống và bản sắc văn hóa đầy màu sắc của du lịch Huế.

Lễ điện Hòn Chén

Nghi lễ tại Ðiện Hòn Chén rất long trọng. Dân làng tổ chức tế tại đình, trước ngày chánh tế có lễ nghinh thần để rước tất cả các vị thần trong làng về đình. Ðám rước Thánh Mẫu Thiên Y A Na từ Huệ Nam đến đình làng Hải Cát được tổ chức trọng thể hơn cả. Lễ hội giống như một festival về văn hóa dân gian trên sông Hương, tấp nập những chiếc “bằng” (thuyền kết đôi) với cờ phướn, hương án đủ màu sắc, hành hương về điện Hòn Chén, nơi thờ Thánh Mẫu. Tại khu vực điện sẽ diễn ra Thánh Mẫu tuần du làng Hải Cát, lễ tế làng Hải Cát, lễ cung nghinh Thánh Mẫu hồi loan về điện, lễ phóng sanh, phóng đăng…

Lễ hội điện Hòn Chén Các lễ hội truyền thống ở Huế
Lễ hội điện Hòn Chén – Lễ hội truyền thống ở Huế.

Ðám rước cử hành trên những chiếc “bằng”. Trên mỗi bằng có bàn thờ Thánh Mẫu cùng với long kiệu. Trên long kiệu có hòm sắc của vua ban, liền kế đó là một bằng khác có bàn thờ, kiệu và hòm sắc của nhị vị thượng Ngàn và Thuỷ Cung Thánh Mẫu. Sau đó là những chiếc bằng chở các tự khí, tàn tán cờ quạt.

Trải qua những thăng trầm lịch sử, những năm gần đây lễ hội truyền thống này đã được phục hồi theo các tập tục truyền thống mang đậm màu sắc văn hóa dân gian địa phương. Lễ hội điện Hòn Chén còn được gọi là Lễ Vía Mẹ, không chỉ là của những tín đồ Thiên Tiên Thanh Giáo, mà còn là của những người theo đạo thờ Mẹ, đạo hiếu, đạo làm người. Cho nên có thể nói việc phục hồi lễ hội điện Hòn Chén là phục hồi một giá trị văn hóa truyền thống của một vùng đất.

Hội đua ghe truyền thống

Hội đua ghe truyền thống tỉnh TT- Huế là một ngày lễ hội mới được tổ chức sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam 1975. Hội được tổ chức trong một ngày, nhằm ngày lễ Quốc Khánh 02-9 (dương lịch) hằng năm. Địa điểm đua là bờ Sông Hương trước trường Quốc Học.

Đua ghe Các lễ hội truyền thống ở Huế
Lễ hội đua ghe – Nét đặc sắc của lễ hội miền sông nước.

Hội nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thanh niên nam nữ có cơ hội thi tài trên sông nước, qua đó rèn luyện tăng cường bảo vệ sức khỏe và tạo không khí vui tươi lành mạnh cho nhân dân. Lễ hội đua ghe truyền thống Huế khác hẳn so với các nơi khác trên toàn quốc, bây giờ hầu như đua thuyền trên toàn quốc thì người ta đua theo các cự ly ví dụ như các cự ly 800m, 1000m, 3000m. Còn ngày xưa thì khác hẳn, vận động viên xuất phát từ một lần, khi ra lộn vè rốn 360 độ rồi đi về vè thượng, lộn vè hạ rồi đua 3 vòng 6 tráo khoảng 3km.

Lễ hội cầu ngư Thái Dương Hạ

Lễ hội truyền thống này được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng hằng năm để tưởng nhớ vị thành hoàng của làng là Trương Quý Công(biệt danh của Trương Thiều), người gốc miền Bắc, có công bày cho dân nghề đánh cá và buôn bán ghe mành.

Lễ hội cầu ngư Các lễ hội truyền thống ở Huế
Lễ hội cầu ngư – Lễ hội truyền thống ở Huế nhằm cầu cho ngư dân được mùa biển.

Hội này có lệ đặc biệt là cứ ba năm một lần tổ chức các trò diễn tả những sinh hoạt nghề biển. Tại sân đình người ta làm “trò bủa lưới”, diễn tả cách bủa lưới trên bờ. Đây là một lễ hội lớn của tỉnh Thừa Thiên Huế.

Hội vật Làng Sình

Được tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng âm lịch hàng năm, Lễ hội đấu Vật làng Sình được tổ chức tại khu vực đình làng Lại Ân (còn gọi là làng Sình), xã Phú Mậu, Phú Vang, TT- Huế. Một lễ hội truyền thống ở Huế để cầu sức khỏe, sự bình an, mùa màng bội thu, cũng là dịp để giải trí ngày đầu Xuân và khuyến khích thanh niên rèn luyện sức khỏe, lòng dũng cảm.

Lễ hội vật Làng Sình Các lễ hội truyền thống ở Huế
Hội vật Làng Sình đề cao sự đồng đội và tinh thần thượng võ, không đặt nặng thắng thua, các đô vật không được ra các đòn đánh nguy hiểm đến tính mạng và tất cả các đô vật lên sới đều được nhận phần thưởng.

Thể thức thi đấu của hội vật Làng Sình cũng có nhiều thay đổi. Nếu như xưa kia, người chiến thắng của giải là người thắng mọi đối thủ thách đấu đến phút cuối thì ngày nay, hội vật chia ra làm các cặp thi đấu, người chiến thắng là người chiến thắng ở trận đấu chung kết.

Hội chợ xuân Gia Lạc

Chợ xuân Gia Lạc ở xã Phú Thượng (Phú Vang, Thừa Thiên Huế), cách trung tâm TP. Huế chừng 3 km. Khác với những phiên chợ bình thường khác, chợ Xuân gia lạc lại họp vào ngày mùng 1 tết đầu năm. Những người đi chợ không quan trọng việc mua bán lỗ lãi mà chỉ coi đây là một dịp đi du xuân, cầu may. Cũng bởi vì vậy mà nó phiên chợ có tên là Gia Lạc (có nghĩa là vui tươi).

Chợ lập được từ thời vua Minh Mạng (1820-1840) do Ðịnh Viễn Công Nguyễn Phước Binh, con thứ tư của vua Gia Long. Lúc đầu chợ chỉ họp nhóm trong giới hạn thân nhân nơi phủ đệ của ông nhằm trao đổi hàng hóa, vui chơi.

Hội chợ Gia Lạc Các lễ hội truyền thống ở Huế
Hội chợ Gia Lạc.

Hàng mua bán ở chợ Gia Lạc cũng rất phong phú, thay đổi theo mỗi năm: từ những đồ gia dụng đến đồ chơi trẻ em, và cả đồ ăn thức uống. Ai có thứ gì muốn bán thì đem ra bán, từ đồ gia dụng hàng ngày như chén bát, cơi trầu, bộ chén ấm uống trà cũ, quả hộp, quần áo may sẵn đến đồ chơi trẻ em, bánh trái, hoa quả.

Ngoài ra, trong phiên chợ còn có nhiều hoạt động văn hóa truyền thống thú vị đặc trưng của xứ Huế như chơi bài chòi, bài ghế, hò giã gạo, bài thái…

Ngoài ra, tại những làng quê còn có rất nhiều lễ hội truyền thống ở Huế khác nữa, nếu có dịp hãy thử tự mình khám phá để hiểu hơn về vùng đất này nhé. Thiết nghĩ, trải nghiệm những lễ hội này sẽ mang lại cho du khách thêm những hiểu biết về nét đặc trưng của lịch sử đất nước và thêm yêu quê hương đất nước !!

Tham khảo một số tour du lịch Huế đang hot của Elephant Tour:

Du lịch Huế một ngày mộng mơ như thế nào

Để có thể khám phá hết vẻ đẹp của xứ Huế mộng mơ thường mất ít nhất 2 – 3 ngày, vậy nên lịch trình của bạn sẽ phải hết sức chọn lọc và chuẩn xác nếu chỉ có thể du lịch Huế một ngày.

Lịch trình du lịch Huế một ngày

Hãy tham khảo chương trình du lịch Huế một ngày của chúng tôi, bạn sẽ vẫn có thể trải nghiệm khám phá Huế đầy thú vị, đúng chất.

7h: Ăn sáng

Bún bò Huế - Du lịch Huế một ngày
Bún bò Huế đã trở thành thương hiệu ẩm thực Huế.

Từ sáng sớm các quán ăn ở Huế đã nhộn nhịp khách ra vào. Thực đơn bữa sáng cũng vô cùng đa dạng, nhưng phổ biến nhất phải kể đến đó là các món bún. Bạn có thể chọn một tô bún bò Huế tuyệt ngon trên đường Lý Thường Kiệt hoặc bún chả cả, riêu cua trên đường Nguyễn Huệ với giá 25.000đ/bát.

8h: Tham quan Đại Nội

Đại Nội nằm trong Kinh thành Huế, chỉ cách cầu Trường Tiền hơn 1 km. Với vé vào cửa là 75k đồng/người/ lượt, bạn sẽ được thăm quan Bảo tàng Cổ vật cung đình và toàn bộ khu Đại Nội với nhiều hoạt động hấp dẫn như: lễ Đổi gác tại Ngọ Môn, Tiểu nhạc tại điện Thái Hòa, Đại nhạc tại Thế Miếu và Ca Huế tại cung Trường Sanh. Nếu không thuê xe điện để di chuyển trong Đại Nội, bạn nên mang giày thấp để đi lại cho thoải mái.

Ngọ Môn - Du lịch Huế một ngày
Cổng Ngọ Môn Quan là cổng chính phía Nam của Hoàng thành Huế, đồng thời cũng là cổng chính và là bộ mặt của Đại Nội.

Thuê xe du lịch tại Huế đi tham quan Đại Nội và các điểm du lịch trong thành phố, bạn cũng có thể thuê xe máy ở Huế đi với giá 80k – 120k đồng/ ngày hoặc thuê xích lô chỉ 15k đồng/giờ/người. Huế mùa này vẫn nắng nhưng thỉnh thoảng cũng có những cơn mưa nên bạn nhớ mang theo áo mưa đề phòng nhé.

10h: Ghé chùa Thiên Mụ

Chùa Thiên Mụ - Du lịch Huế một ngày
Để đến Chùa Thiên Mụ, bạn có thể đi đò dọc theo dòng sông Hương, vô cùng lãng mạn.

Địa điểm tiếp theo của tour du lịch Husế một ngàychùa Thiên Mụ. Cách trung tâm thành phố khoảng 5 km, chùa Thiên Mụ là ngôi chùa nổi tiếng nhất đất cố đô nằm bên dòng sông Hương thơ mộng. Đến đây bạn sẽ được chiêm ngưỡng một quần thể kiến trúc cổ kính và trữ tình, sự hòa quyện tuyệt vời giữa đình Hương Nguyện, tháp Phước Duyên, điện Đại Hùng với vườn thông và hoa cỏ phía sau. Dù không theo tín ngưỡng, nhưng khi bước chân vào đây, du khách như đang đi vào không gian của trăm năm, rất thanh tịnh và thơ mộng.

12h: Ăn trưa

Cơm hến là món ăn dân dã mà nếu chưa thuởng thức thì chưa thật sự hiểu về ẩm thực của cố đô. Bạn có thể tìm thấy món đặc sản Huế này ở mọi nơi trong thành phố. Tuy nhiên, ngon nhất vẫn là ở Cồn Hến và các quán trên đường Phạm Hồng Thái, đường Trương Định. Chỉ vài chục nghìn bạn có thể no bụng với tô cơm hến.

Cơm Hến - Du lịch Huế 1 ngày
Cơm hến là món ăn dân dã đặc trưng của ẩm thực Huế.

13h: Đi chợ Đông Ba

Chợ Đông Ba - Du lịch Huế một ngày
Với hơn 100 năm lịch sử, chợ Đông Ba đã đi vào thơ ca, nhạc họa như một trong các biểu tượng của Huế.

Chợ Đông Ba không chỉ trung tâm thương mại lớn mà còn là điểm tham quan du lịch nổi tiếng của cô đô Huế. Bạn có thể tìm thấy các mặt hàng truyền thống ở đây như nón lá Phú Cam, dao kéo Hiền Lương, đồ kim hoàn Kế Môn Tuần, sen khô hồ Tịnh Tâm… và cả những món ăn Huế truyền thống, bình dân.

15h30: May áo dài

Áo dài -Du lịch Huế một ngày
Nét đẹp dịu dàng của người con gái Huế trong tà áo dài làm…ngẩn ngơ trái tim nhiều du khách.

Với chỉ một ngày ở Huế bạn cũng có thể đặt may một bộ áo dài làm kỷ niệm. Ở đây có rất nhiều cửa hàng may áo dài “short time”, chỉ sau 6 – 8 tiếng đồng hồ, bạn đã có thể sở hữu chiếc áo dài Huế chính hiệu vừa ý. Bạn có thể mua vải ở chợ Đông Ba rồi đến các hiệu may trên đường Nguyễn Sinh Cung, đường Mai Thúc Loan, Trần Nguyên Hãn để đặt với tiền công từ 80k đến 100k đồng/bộ.

17h: Cà phê Vĩ Dạ

Vỹ Dạ - Du lịch Huế một ngày
Cà phê Vĩ Dạ mang đến một không gian rất Huế với cảm giác gần gũi mà thanh tao.

Chiều đến là thời điểm lý tưởng để bạn nhâm nhi một ly cà phê trên thôn Vĩ Dạ và thư thái ngắm dòng chảy êm đềm của sông Hương thơ mộng. Với phong cách nhà vườn, được bao bọc bởi cây cối xanh mát và kiến trúc nhà rường gỗ cổ điển, cà phê Vĩ Dạ mang đến một không gian rất Huế, cảm giác gần gũi mà thanh tao.

18h: Ăn tối

Thưởng thức cơm cung đình hay còn gọi là cơm vua là một trải nghiệm thú vị khi đến Huế. Thực đơn cơm vua được lựa chọn từ 8 đến 10 món đặc sắc, không thể thiếu các món nem công, chả phụng, các loại bánh Huế và chè hạt sen Tịnh Tâm. Bạn có thể tìm ăn cơm vua ở một số nhà hàng, khách sạn trên đường Lê Lợi với mức giá dao động từ 500k đồng một bữa trở lên.

Cơm sen cung đình - Du lịch Huế một ngày
Không thể không kể đến món cơm lá sen thanh tao, tinh tế được xếp vào hàng ngự thiện dưới thời các vua triều Nguyễn.

19h: Nghe hát trên sông Hương

Ca Huế trên sông Hương - Du lịch Huế một ngày
Có người nói rằng nếu chưa nghe ca Huế trên sông Hương thì xem như chưa một lần đến Huế.

Một thú vui tao nhã nhưng tuyệt vời cho du khách đến thăm Huế là đi du thuyền trên sông Hương ban đêm, ngắm ánh trăng thơ mộng và nghe ca Huế. Với giá 100k đồng/ người, bạn sẽ được thưởng thức những làn điệu trầm bổng từ những giọng ca ngọt ngào mượt mà của các cô gái Huế.

22h: Đi bộ cầu Trường Tiền

Cầu Trường Tiền - Du lịch Huế một ngày
Biểu tượng không thể thiếu của thành phố Huế.

Trong không gian yên bình, thả bộ trên cầu Trường Tiền – biểu tượng của người dân xứ Huế là một cảm giác rất thư thả và bình yên. Vào những đêm cuối tuần, cầu Trường Tiền nổi bật và rực rỡ lấp lánh sắc màu của ngàn ánh điện lung linh. Bạn cũng có thể hòa vào dòng người mua sắm trên phố đi bộ ở chợ đêm ngay chân cầu Trường Tiền.

23h: Ăn đêm

Còn gì tuyệt hơn khi kết thúc tour du lịch Huế một ngày bằng việc thưởng thức các món ẩm thực dân dã của xứ Huế. Qua cầu Gia Hội đến đường Bạch Đằng là khu phố ẩm thực, có hàng chục hàng quán san sát nhau. Có vô vàn các món ăn đêm dân dã như bún mắm nêm, cháo lòng, cháo bánh canh, nem lụi, bún thịt nướng, bánh bèo, bột lọc, nậm và đủ các loại chè thơm ngon bắt mắt đang chờ bạn thưởng thức.

Chè Huế - Du lịch Huế 1 ngày
Món chè long nhãn hạt sen không chỉ thơm ngọt nhẹ nhàng mà còn rất bổ dưỡng cho sức khỏe.

Quý khách có thể tham khảo tour du lịch Huế một ngày của chúng tôi !! Ngoài ra quý khách cũng có thể lựa chọn các tour du lịch ưa thích khác dưới đây, chúng tôi cam kết hài lòng.

Kim Anh

Dịch vụ cho thuê xe miền Trung

Danh mục

Bài viết mới nhất


zalo-icon