Tất cả các thông tin cần biết về Sân bay Huế (Sân bay Phú Bài)

Ở Huế có sân bay không? Sân bay Huế tên gì? Nằm ở đâu? Khoảng cách từ sân bay Phú Bài về Huế bao nhieu km? Tất tần tật những câu hỏi của nhiều du khách khi lần đầu đến Huế. Bài viết sau đây Elephant Travel sẽ phần nào giải đáp những thông tin cần thiết nhất về sân bay này cho các bạn nhé.

Sân bay Huế nằm ở đâu?

Có khá là nhiều bạn dự định chọn Huế làm điểm du lịch của mình lo lắng hỏi mình rằng “Tp Huế có sân bay không?” Elephant Travel xin trả lời như sau:

Với vị trí là 1 trung tâm Văn hóa – Du lịch của Việt Nam của mình thì Huế chắc chắn không có lý do gì mà không có sân bay được đúng không nào.

Huế có sân bay không
Sân bay quốc tế Phú Bài – Huế.

Người ta thường gọi là sân bay Huế giống sân bay Đà Nẵng chứ thật ra tên đầy đủ của nó sân bay quốc tế Phú Bài. Và sau đây là những thông tin quan trọng của sân bay Phú Bài.

Địa chỉ của Sân bay Phú Bài:

Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài nằm bên Quốc lộ 1A, trong địa giới hành chính thuộc phường Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên – Huế.

  • Địa chỉ: Khu 8, Thị trấn Phú Bài, thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
  • Điện thoại/fax: 0234 3861 131; 0234 3861131
  • Website: http://phubaiairport.vn/

Mã cảng hàng không Quốc tế Phú Bài trong hệ thống du lịch IATA là HUI, sân bay có vị trí, vai trò quan trọng của tỉnh Thừa Thiên Huế và khu vực Bắc Trung Bộ, là cầu nối giữa các miền trong nước và quốc tế.

Sân bay Huế nằm ở đâu
Hiện nay sân bay Phú Bài đã được nâng cấp để phục vụ du khách du lịch Huế. Hàng ngày đều có chuyến bay từ Sài Gòn và Hà Nội đến Huế với nhiều hãng.

Sân bay quốc tế Phú Bài được người Pháp xây dựng từ năm 1940 nhằm phục vụ kinh thành Huế. Lúc đó sân bay có đường băng bằng đất nện kích thước 1.280x40m. Sau đó sân bay được người Mỹ nâng cấp, cải tạo thành đường băng bê tông nhựa kích thước 1.800x40m. Hiện tại thì sân bay Huế đã được đầu tư nâng cấp thành Cảng hàng không Quốc Tế Phú Bài – Huế để phục vụ cho nhu cầu thị trường du lịch ngày càng phát triển nhanh, hứa hẹn sẽ có nhiều tuyến bay quốc tế hơn nữa đến với sân bay này.

Giờ mở cửa sân bay

Cũng như bất cứ sân bay hay cảng hàng không khác, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ cần thiết như: hộ chiếu/chứng minh nhân dân/giấy khai sinh (đối với trẻ em dưới 14 tuổi), visa (nếu cần).

Đề phòng kẹt xe và dự phòng thời gian làm thủ tục chuyến bay bạn nên có mặt tại sân bay trước giờ khởi hành chuyến bay từ 60 – 120 phút.

Quầy làm thủ tục đúng theo thời gian như sau:

  • Thời gian mở quầy: 2 tiếng trước thời gian dự định cất cánh.
  • Thời gian đóng quầy: 30 phút trước thời gian dự định cất cánh.
Sân bay Huế cách trung tâm bao xa
Các dịch vụ của sân bay Huế.

Các dịch vụ tiện ích tại sân bay Phú Bài – Huế

  • Dịch vụ hỗ trợ hành khách: Với dịch vụ này, hành khách đi máy bay có thể tận hưởng những tiện ích của các hãng hàng không tại sân bay Phú Bài từ bên ngoài nhà ga cho đến khi đặt chân lên máy bay.
  • Dịch vụ đưa đón khách tại sân bay Phú Bài Huế bao gồm tiễn khách, đón khách giúp hành khách và hành lý được hỗ trợ làm thủ tục theo yêu cầu. Rất phù hợp cho cả khách đoàn và khách lẻ.
  • Dịch vụ check-in vé máy bay tại sân bay Phú Bài, với dịch vụ này bạn không phải đứng xếp hàng chờ thủ tục check-in. Với một số loại vé, bạn sẽ được chọn chỗ ngồi trên máy bay theo yêu cầu.
  • Dịch vụ ăn uống của sân bay có khá nhiều đơn vị dịch vụ tại sân bay Phú Bài. Các quán cà phê và nhà hàng tại sân bay luôn sẵn sàng phục vụ cho bạn.
Khoảng cách từ sân bay Phú Bài về Huế bao nhieu km
Các hãng hàng không bay đến sân bay Phú Bài.

Các hãng hàng không có đường bay đến Sân bay Phú Bài:

Các hãng hàng không nội địa:

  • Vietnam Airlines
  • Vietjet Air
  • Jetstar Pacific

Các hãng hàng không quốc tế:

Hiện tại thì chưa có Hãng hàng không quốc tế nào khai thác các đường bay tại Sân bay Phú Bài, Huế.

Số chuyến bay đi và đến hàng ngày:

Theo số liệu thống kê, trung bình mỗi ngày tại sân bay Phú Bài có khoảng hơn 24 lượt chuyến cất cánh và hạ cánh.

Từ sân bay Phú Bài về Tp Huế
Từ sân bay Phú Bài về Huế bao nhiêu km?

Sân bay Huế cách trung tâm bao xa?  Từ sân bay Phú Bài về Huế như thế nào

Khoảng cách từ sân bay Phú Bài về Huế bao nhieu km? Khác với những sân bay nằm trong lòng đô thị như Tp Đà Nẵng hay Sài Gòn (Tp HCM) thì sân bay Phú Bài cách trung tâm Tp Huế khoảng 13km nằm khá xa ở vùng ngoại ô (khoảng 20 phút đi ô tô) về phía Đông Nam. Với khoảng cách như vậy, sau khi đặt chân tới sân bay Huế, đều đầu tiên đó là bạn cần tìm một phương tiện di chuyển từ sân bay Phú Bài về trung tâm Thành phố Huế. Elephant Travel sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề qua bài viết: Đi từ sân bay Phú Bài về Huế thuận tiện nhất

Các khách sạn, nhà nghỉ bình dân gần sân bay Phú Bài

Có khá nhiều nhà nghỉ, khách sạn giá rẻ, bình dân, cao cấp gần sân bay Phú Bài, Huế. Quý khách có thể đặt trước phòng tại các trang website uy tín như Booking, Agoda, Traveloka…

Khách sạn EMT Homestay

  • Giá phòng: 250k-500k
  • Địa chỉ: 33 Nguyễn Trường Tộ, Tp. Huế, khách sạn giá rẻ bình dân phù hợp cho tất cả mọi người. Vị trí nằm gần trung tâm và các địa điểm du lịch nên rất thuận tiện cho việc đi lại tham quan thành phố.

Khách sạn Serene Shining Hotel

  • Giá phòng: 511k/đêm
  • Địa chỉ: 57/5 Nguyễn Công Trứ, Huế và cách sân bay Phú Bài 13.5 km, Serene Shining Hotel đem lại trải nghiệm tuyệt vời cho bạn, với giá cả tốt ở trung tâm thành phố Huế.

Khách sạn Jade Hotel

  • Giá phòng: 409k/đêm
  • Cách sân bay Phú Bài 13.4 km, Jade Hotel cung cấp chỗ nghỉ tại thành phố Huế, cách chợ Đông Ba chỉ 1 km, cách sân bay Phú Bài 14 km.

Khách sạn Alba Spa Hotel

  • Giá trung bình 1076k/đêm
  • Cách sân bay Phú Bài 13.5 km, Khách sạn này nằm ở trung tâm thành phố Huế, cách sông Hương 500m, cách Nhà Thờ Đức Bà 800m.

Với những thông tin bổ ích về sân bay Huế (Sân bay quốc tế Phú Bài) Hi vọng các bạn sẽ chủ động hơn trong việc lên kế hoạch cũng như không bị gián đoạn khi đi du lịch và vui chơi tại thành phố này.

Từ Đà Nẵng đi Huế mất bao lâu? Kinh nghiệm du lịch Đà Nẵng – Huế – Hội An

Chào, em và vài người bạn dự tính ra Đà Nẵng – Huế chơi, có thể tư vấn cho em kinh nghiệm di chuyển tại Đà Nẵng – Huế – Hội An được không ạ, tiện thể cho em hỏi luôn là đi xe máy từ Đà Nẵng đi Huế mất bao lâu?

Từ Đà Nẵng đi Huế mất bao lâu
Cung đường du lịch Nguyễn Tất Thành – Đà Nẵng.

Cụ thể lịch trình trong 3 ngày tại Đà Nẵng và Huế như sau:

Ngày 1: Đà Nẵng ra Huế

Sáng: Em định đi xe máy ra Huế, sẵn qua đèo Hải Vân để dừng lại ngắm cảnh và chụp vài tấm 😀 còn ra Huế thì hiện không biết đi đâu ngoài Đại Nội? (Lăng và chùa Thiên Mụ đi rồi nên lần này muốn thưởng thức nét khác của Huế)

Chiều tối: Về Đà Nẵng ghé Lăng Cô, vì nghe nói dịch vụ trung chuyển xe máy qua Hải Vân đóng cửa sớm?

Ngày 2: Du lịch Đà Nẵng, ghé Hội An

Sáng: đi Bà Nà, nên đi cáp treo hay xe máy? ở chơi bao lâu thì vừa?
Chiều: Nghỉ ngơi
Tối: ra Hội An chơi

Ngày 3: Sơn Trà, Non nước

Sáng: Sơn Trà
– Chiều đi dạo, ghé Non Nước mua quà lưu niệm. Tối về.

Xem thêm: 5 cách để di chuyển từ Đà Nẵng đi Huế

Từ Đà Nẵng đi Huế mất bao lâu?

Thành phố Huế cách Đà Nẵng khoảng 100km, nếu đi xe máy từ Đà Nẵng ra Huế sẽ mất khoảng 2 tiếng đồng hồ. Bạn cũng có thể di chuyển bằng xe máy đi đường đèo hoặc đường hầm Hải Vân.

Đi xe máy Từ Đà Nẵng đi Huế mất bao lâu
Đường đèo Hải Vân là cung đường yêu thích của dân Phượt.

Ngoài ra, từ Đà Nẵng bạn cũng có thể đi các phương tiện sau:

Xe khách

Xe khách là một phương tiện phổ biến khi di chuyển từ Đà Nẵng đi Huế mà bạn cũng nên tham khảo. Bạn có thể đi xe ra Huế bằng xe chất lượng cao của các hãng chuyên Opentour hoặc ra bến xe Đà Nẵng để bắt xe khách đi ra Huế.

Mời bạn tham khảo dịch vụ thuê xe du lịch tại Đà Nẵng, giá cả phải chăng, dịch vụ chu đáo, tài xế thân thiện. HOTLINE: 0932.464.111

Taxi Đà Nẵng – Huế

Taxi cũng là một lựa chọn không tồi để đi từ Đà Nẵng đến Huế. Tuy nhiên với quãng đường từ Đà Nẵng ra Huế hơn 100km thì mức giá không phải là rẻ. Thông thường Taxi 5 chỗ đến cố đô Huế là 1.150k (một chiều, 100km) và 1.500k (hai chiều, 200km); taxi 8 chỗ là 1.250k (một chiều) và 1.700k (hai chiều).

Đi tàu Từ Đà Nẵng đi Huế mất bao lâu
Tàu anh qua núi.

Tàu hỏa

Tuyến đường sắt từ ga Đà Nẵng đến ga Huế khoảng 103 km. Có 7 tàu đang chạy tuyến này bao gồm SE2, SE4, SE6, SE8, SE20, SE22, và TN2. Với các tùy chọn loại ghế bao gồm ghế cứng, ghế mềm, giường nằm cứng (khoang 6 giường) và giường nằm mềm (khoang 4 giường), được gọi là cabin. Mỗi cabin được thiết kế với nhiều chỗ ngồi và máy điều thoải mái. Giá vé tàu thường là từ 35.000 đồng đến 90.000 đồng tùy từng tàu và loại ghế khác nhau.

Kinh nghiệm di chuyển từ Đà Nẵng đi Hội An

Quãng đường từ Đà Nẵng đi Hội An (tỉnh Quảng Nam) dài khoảng 30Km, theo hướng Nam.

Có rất nhiều tuyến đường để đi từ Đà Nẵng đến Hội An mà bạn có thể lựa chọn. Tuy nhiên có 4 tuyến đường phổ biến được nhiều người đi nhất:

  • Tuyến 1: Bạn đi theo đường Trường Sa sang Võ Nguyên Giáp/Lạc Long Quân rồi rẽ vào Hội An.
  • Tuyến 2: Đường Võ Chí Công qua Lạc Long Quân/Võ Nguyên Giáp rồi rẽ vào Hội An.
  • Tuyến 3: Quốc lộ 1A về phía Nam khoảng 27Km đến đường Vĩnh Điền rồi rẽ trái theo đường Huỳnh Thúc Kháng vào Hội An.
  • Tuyến 4: Đường Lê Văn Hiến, sau đó theo đường tỉnh lộ Đà Nẵng – Hội An, đến Hội An khoảng 30Km.

Các phương tiện di chuyển từ Đà Nẵng đến Hội An

Từ Đà Nẵng đi Huế mất bao lâu, du lịch phố cổ Hội An
Phố cổ Hội An.

Xe máy

Xe máy là phương tiện di chuyển được rất nhiều người lựa chọn để trải nghiệm những điều thú vị khi du lịch tại Đà Nẵng. Nếu bạn chọn di chuyển từ Đà Nẵng đi Hội An bằng xe máy thì hãy nắm rõ các tuyến đường đi từ Đà Nẵng đến Hội An nhé.

Ngoài ra Elephant Travel cũng gợi ý các phương tiện mà bạn có thể lựa chọn bao gồm Xe bus/buýt, Taxi, Xe du lịch.

Xe buýt/bus Đà Nẵng – Hội An

Để thúc đẩy ngành du lịch Đà Nẵng và Hội An, tuyến xe bus số 1 đi từ Tp Đà Nẵng đến Hội An được đưa vào sử dụng từ năm 2015. Với mức giá chỉ 25k cả tuyến, rất rẻ so với các phương tiện di chuyển khác. Thời gian đi từ Đà Nẵng đến Hội An hoặc ngược lại mất khoảng hơn tiếng đồng hồ.

Taxi từ Đà Nẵng đi Hội An

Taxi là phương tiện di chuyển từ Đà Nẵng đi Hội An tiện lợi và nhanh chóng hơn cả, mất khoảng 45-55 phút tùy điều kiện giao thông. Tuy nhiên, mức giá Taxi Đà Nẵng – Hội An tương đối cao từ 350k – 430k đồng 1 chiều hoặc 450k – 550k khứ hồi.

Từ Đà Nẵng đi Huế mất bao lâu, taxi hội an
Taxi Mai Linh.

Thuê xe du lịch Đà Nẵng – Hội An

Nếu đi theo nhóm và muốn đi nhiều địa điểm du lịch khác tại Đà Nẵng, Hội An, bạn có thể sử dụng dịch vụ cho thuê xe du lịch tại Đà Nẵng. Giá thuê xe tùy thuộc vào từng loại xe. Giá thuê xe 4,5 chỗ khoảng 500k – 600k/ngày; từ 700k – 1.000k/ngày đối với xe 7 chỗ, 1.500k – 1.800k/ngày đối với xe 29 chỗ…

Từ Đà Nẵng đi Huế mất bao lâu? hay di chuyển từ Đà Nẵng ra Huế, Hội An… Có lẽ được nhắc đến nhiều nhất khi du lịch miền Trung đến Đà Nẵng – Hội An – Huế. Thông thường khi đi du lịch, đa số du khách sẽ điểm đến đầu tiên là Đà Nẵng, sau đó sẽ đi thăm Huế và Hội An. Vậy di chuyển bằng cách nào cho hợp lý?

Đại Nội Huế cổ kính uy nghiêm – Di tích của một triều đại

Huế từng là kinh đô của triều đại phong kiến cuối cùng tại Việt Nam, phong cảnh thiên nhiên xứ Huế đẹp hữu tình đã khiến bao thi sĩ mê mẩn trong nhiều tác phẩm thơ ca. Đến với vùng đất cố đô với bề dày văn hóa lâu đời cùng với nhiều di tích lịch sử du khách đừng quên chiêm ngưỡng nét cổ kính và kiến trúc cung đình độc đáo của Đại Nội Huế.

Có thể bạn cũng quan tâm:

Đại Nội Kinh thành Huế
Một góc cổ kính rêu phong cung đình Huế. Ảnh: Cinet.

Đại Nội bao gồm Hoàng thànhTử Cấm Thành, Hoàng Thành là vòng thành thứ 2 bên trong Kinh thành Huế, có chức năng bảo vệ các cung điện dành cho nhà vua và các đại thần trong triều đình, các miếu thờ tổ tiên hoàng tộc và bảo vệ Tử Cấm Thành.

Đại Nội Kinh thành Huế
Ngọ Môn là cổng chính vào Hoàng thành. Ảnh: Annie Ha.

Tử Cấm Thành là nơi chỉ dành riêng cho vua và hoàng tộc, tên gọi cũng có nghĩa là thành cấm màu tía, tức nơi ở của thiên tử, cấm thường dân lui tới.

Đại Nội Kinh thành Huế
Rước kiệu vua ở điện Thái Hòa ngày xưa. Ảnh: Sotaydulich.
Đại Nội Kinh thành Huế
Từ Ngọ Môn Hoàng thành đi thẳng vào là điện Thái Hòa ngày nay. Ảnh: DulichVietnam.

Ðiện Thái Hoà xây dựng vào năm 1805 đời vua Gia Long. Năm 1806, vua Gia Long chính thức tổ chức lễ đăng quang tại Ðiện này. Ðiện Thái Hoà là nơi triều đình tổ chức những lễ lớn như lễ lên ngôi, lễ phong Hoàng Thái tử, lễ tiếp đón sứ thần nước lớn, lễ Vạn thọ…

Đại Nội Kinh thành Huế
Điện Thái Hòa là nơi tổ chức những sự kiện lớn của triều đình. Ảnh: Sotaydulich.

Thế Tổ Miếu thường gọi là Thế Miếu nằm ở hướng tây nam bên trong Hoàng thành, là nơi thờ các vị vua triều Nguyễn. Đây là nơi triều đình đến cúng tế các vị vua quá cố, điều đặc biệt ở đây là chỉ nam giới được quyền tham dự lễ này.

Đại Nội Kinh thành Huế
Thế miếu là nơi thờ tự các vị vua quá cố của hoàng tộc. Ảnh: Joel.
Đại Nội Kinh thành Huế
Các gian thờ từng vị vua bên trong thế miếu. Ảnh: Otofun.

Cửu Đỉnh của nhà Nguyễn là 9 cái đỉnh bằng đồng, đặt ở trước sân Thế miếu trong Hoàng thành Huế. Cửu Đỉnh được vua Minh Mạng cho đúc vào mùa đông năm 1835 và mất đến 8 tháng mới hoàn thành, khánh thành vào ngày 1/3/1837. Cửu Đỉnh gồm chín cái đỉnh đồng, mỗi đỉnh có một tên riêng ứng với một thuỵ hiệu của mỗi vị hoàng đế triều Nguyễn, ví dụ Cao Ðỉnh là dành cho vua Thế Tổ Cao Hoàng Ðế (tức vua Gia Long), Nhân đỉnh dành cho Thánh tổ Nhân Hoàng đế (tức vua Minh Mạng), Chương Ðỉnh, Anh Ðỉnh, Nghị Ðỉnh, Thuần Ðỉnh, Tuyên Ðỉnh dành cho các vua kế tiếp theo thứ tự là Thiệu Trị, Tự Ðức, Kiến Phước, Ðồng Khánh, Khải Ðịnh. Cho đến năm 1958 trong Thế Miếu mới chỉ có 7 án thờ nên mới dùng 7 đỉnh (còn hai đỉnh Dụ và Huyền chưa dùng đến).

Đại Nội Kinh thành Huế
Cửu đỉnh trước thế miếu trong Hoàng thành. Ảnh: Andy.

Trên mỗi đỉnh, mười bảy hình chạm nổi quanh mỗi đỉnh là gồm những gì tiêu biểu của đất nước từ Lạng Sơn xuống tận mũi Cà Mau và được qui lại trong các chủ đề: tinh tú, sông núi, biển cả, xe cộ, thuyền bè, các sản vật quí giá trên rừng, dưới biển của nước Việt Nam đầu thế kỷ XX.

Đại Nội Kinh thành Huế
Chạm khắc hình con sông ở Nam Bộ trên cửu đỉnh. Ảnh: Ngominhblog.

Cung Diên Thọ là hệ thống kiến trúc cung điện có quy mô nhất trong Hoàng thành Huế còn lại nguyên vẹn đến ngày nay, cung này là nơi ở của các vị Hoàng thái hậu hay Thái hoàng thái hậu triều Nguyễn. Cung Diên Thọ ngày nay rộng khoảng 17.500 mét vuông với các công trình còn tồn tại như Diên Thọ chính điện, điện Thọ Ninh, lầu Tịnh Minh, tạ Trường Du, các Khương Ninh. Các công trình này được nối kết với nhau bằng hệ thống hành lang có mái che.

Đại Nội Kinh thành Huế
Cổng vào cung Diên Thọ ở Đại Nội. Ảnh: Longkonica.

Trải qua nhiều biến cố lịch sử, cung Diên Thọ ngày nay hầu như vẫn còn nguyên vẹn kiến trúc của mình. Đến năm 1993, cung Diên Thọ nằm trong danh sách 16 di tích thuộc quần thể di tích Cố đô Huế được công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Đại Nội Kinh thành Huế
Nội thất quý giá trong cung Diên Thọ. Ảnh: Wikimedia.
Đại Nội Kinh thành Huế
Một góc yên bình trong tạ Trường Du ở cung Diên Thọ. Ảnh: Wikimedia.

Khu vực Tử Cấm Thành nằm trên trục Bắc – Nam với Hoàng Thành và Kinh Thành, gồm một vòng tường thành bao quanh khu vực các cung điện như: điện Cần Chánh là nơi vua thiết triều cùng bá quan văn võ, điện Càn Thành là nơi vua ngủ nghỉ, Thượng Thiện Đường là nơi phục vụ ăn uống cho hoàng tộc, Ngự thư phòng là nơi để vua đọc sách, cung Khôn Thái là nơi ở của Quý Phi và một số cung điện khác phục vụ vui chơi giải trí…

Đại Nội Kinh thành Huế
Bá quan bái lại khi vào điện Cần Chánh. Ảnh: Strongspace.

Điện Cần Chánh dùng làm nơi thường triều của vua Nguyễn. Điện được xây dựng năm Gia Long thứ 3 (1804), sau còn được tu bổ nhiều lần. Đây vốn là ngôi điện có kết cấu gỗ lớn và đẹp nhất trong Tử Cấm Thành tồn tại qua 13 triều vua Nguyễn, do chiến tranh tàn phá bị đốt rụi năm 1947, hiện nay chỉ còn phế tích được tu sữa phục dựng.

Đại Nội Kinh thành Huế
Điện Cần Chánh là một công trình kiến trúc cung đình đồ sộ. Ảnh: Vũ.
Đại Nội Kinh thành Huế
Nền gạch của điện Cần Chánh ngày nay làm sân khấu các chương trình ca nhạc nghệ thuật cung đình. Ảnh: Flickr.
Đại Nội Kinh thành Huế
Điện Cần Chánh ngày xưa đẹp lộng lẫy là nơi vua thiết triều. Ảnh: Nhan’s blog.
Đại Nội Kinh thành Huế
Ngự thư phòng nơi vua đọc sách. Ảnh: Humber.

Gợi ý một số tour du lịch Huế của Elephant Travel:

Chúng tôi có dịch vụ cho thuê xe du lịch ở miền Trung, cho thuê xe du lịch Huế các dòng xe du lịch 4 chỗ đến 45 chỗ chất lượng cao, đời mới nhất, cho thuê xe du lịch Đà Nẵng, cho thuê xe du lịch Hội An giá cả phải chăng, chu đáo nhiệt tình. Xe Huế Đà Nẵng và chiều ngược lại xe Đà Nẵng Huế.

Điện Long An được xây dựng vào năm 1845 dưới thời vua Thiệu Trị là nơi nghỉ của vua sau khi tiến hành lễ Tịch điền mỗi đầu xuân. Đây cũng là nơi vua Thiệu Trị thường hay lui tới, nghỉ ngơi, đọc sách, làm thơ, ngâm vịnh.

Đại Nội Kinh thành Huế
Điện Long An nay là bảo tàng cổ vật cung đình Huế. Ảnh: Wikimedia.

Vườn Cơ Hạ bao gồm một quần thể sông hồ, núi động, lầu tạ, cung điện liên hoàn, kết hợp hài hoà giữa công trình kiến trúc và cảnh trí thiên nhiên là nơi hoàng tộc vui chơi tham quan giải trí.

Đại Nội Kinh thành Huế
Vườn Cơ Hạ trong Đại Nội Huế. Ảnh: Disanxanh.

Mỗi hai năm một lần tại Huế diễn ra lễ hội Festival Huế là một sự kiện văn hóa lớn được tổ chức tại Huế vào các năm chẵn nhằm mục đích tôn vinh các di sản văn hóa cố đô Huế thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến tham dự.

Đại Nội Kinh thành Huế
Diễn văn nghệ ở lễ hội Festival Huế trong Đại Nội. Ảnh: Dandulich.

Festival Huế với những chương trình lễ hội cộng đồng được tái dựng với một không gian rộng lớn cả trong và ngoài thành phố, góp phần làm sống lại các giá trị văn hóa của Huế.

Đại Nội Kinh thành Huế
Hoàng cung Huế lung linh trong đêm hội Festival Huế. Ảnh: Vietnamplus.

Du khách đến tham dự Festival Huế sẽ được tham gia nhiều chương trình nghệ thuật cung đình đặc sắc như: Đêm Hoàng cung, lễ hội áo dài, lễ tế Nam Giao, lễ Truyền lô và Vinh qui bái tổ, lễ hội biển, thả diều, thả thơ, diễn thơ, chợ quê ngày hội, cờ người, đua trải…

Đại Nội Kinh thành Huế
Cổng Ngọ Môn lộng lẫy sắc màu đèn hoa. Ảnh: Canthotv.

Bên cạnh đó du khách còn có cơ hội được thưởng thức những sơn hào hải vị của hoàng tộc ngày xưa trong chương trình dạ nhạc tiệc tái hiện lại buổi Ngự yến hoàng gia trong chương trình Đêm hoàng cung tại Festival Huế.

Đại Nội Kinh thành Huế
Du khách sẽ cảm nhận được không khí yến tiệc hoàng gia tại đêm hội Festival. Ảnh: Vnecdn.

Những món ăn ngon dùng để tổ chức yến tiệc được những đầu bếp tài hoa phục hồi như nguyên bản gốc xưa gồm: gắp tư dùng với đồ chua, Hải sâm nấu với tôm ba oản và rau củ, bánh khoai tía và bánh kê, gỏi gà Huế, vịt lọng xôi hông và bánh màu pháp lam.

Đại Nội Kinh thành Huế
Những “cung nữ” xinh đẹp bày tiệc đãi khách. Ảnh: Vietnamplus.
Đại Nội Kinh thành Huế
Món gắp tư dùng với đồ chua lạ mắt. Ảnh: Dantri.

“Đã đôi lần đến với Huế mộng mơ, tôi ôm ấp một tình yêu dịu ngọt…” chính là tình cảm của một nhạc sĩ khi đến với Huế trong bài hát Huế tình yêu của tôi. Dù chỉ một lần đến với đất thần kinh xưa với bao khung cảnh thơ mộng, ngắm nhìn những tà áo dài phấp phới bay trong gió của những cô gái Huế xinh đẹp, được thưởng thức những đặc sản ẩm thực cung đình và chiêm ngưỡng nghệ thuật kiến trúc hoàng cung độc đáo mang dấu ấn kinh đô của một vương triều hẳn sẽ để lại nhiều cảm xúc trong lòng du khách.

Hà Lee – Mytour.vn

Cố đô Huế có thêm 27 tuyến xe điện du lịch phục vụ du khách

Từ ngày 23-8, tỉnh Thừa Thiên – Huế sẽ có thêm 10 xe điện du lịch hoạt động tại 27 tuyến ở khu vực bờ Nam sông Hương để phục vụ khách du lịch trong nước và quốc tế.

Có thể bạn cũng quan tâm:

Chiều 22-8, UBND tỉnh Thừa Thiên – Huế cho biết, tỉnh vừa có quyết định số 4933/UBND-GT về việc cho phép mở rộng hoạt động xe điện vận chuyển khách du lịch ở khu vực bờ Nam sông Hương.

Xe điện du lịch ở Huế
Xe điện du lịch ở Huế.

Theo đó, sẽ có thêm 10 xe điện hoạt động tại 27 tuyến ở khu vực bờ Nam sông Hương do Công ty CP Đầu tư Thương mại Hoàng Thành khai thác phục khách du lịch đến các điểm du lịch Huế như lăng Tự Đức, đàn Nam Giao, chùa Từ Hiếu, chùa Thiên Mụ, nhà lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại đường Mai Thúc Loan, chợ Đông Ba… và một số điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng ở vùng ven TP Huế

Xe điện du lịch ở Huế
Xe điện vận chuyển du khách tham quan khu vực Đại Nội Huế.

Trước đó, hoạt động vận tải bằng xe điện chỉ phục vụ khách du lịch đến một số điểm tham quan ở bờ Bắc sông Hương.

Gợi ý tour du lịch Huế của Elephant Travel:

Ông Trần Hữu Đình Lai, Giám sát điều hành Công ty CP Đầu tư Thương mại Hoàng Thành cho biết, để phục vụ khách du lịch tham quan ngắm cảnh và đảm bảo ATGT trong các tuyến đường của TP Huế, đơn vị quy định tài xế xe điện không chạy quá tốc độ 25km/h.Xe điện du lịch ở Huế

Được biết, việc mở rộng các tuyến xe điện để phục vụ khách du lịch đến Huế là một trong những nội dung của Đề án quy hoạch phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng trên địa bàn tỉnh TT – Huế đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Anh Khoa/ CAND Online

Chúng tôi có dịch vụ cho thuê xe du lịch ở miền Trung, cho thuê xe du lịch Huế các dòng xe du lịch 4 chỗ đến 45 chỗ chất lượng cao, đời mới nhất, cho thuê xe du lịch Đà Nẵng, cho thuê xe du lịch Hội An giá cả phải chăng, chu đáo nhiệt tình. Xe Huế Đà Nẵng và chiều ngược lại xe Đà Nẵng Huế.

Sao không trekking Bạch Mã tháng 9, mùa đẹp nhất trong năm?

Với những khu rừng xanh ngắt, các con suối và thác Đỗ Quyên trong vắt, vườn quốc gia Bạch Mã tháng 9 đang độ đẹp nhất trong năm không trekking thì phí lắm!

Có thể bạn cũng quan tâm:

Trekking Bạch Mã
Ảnh IG alicebonini

Cách thành phố Huế 40 km, vườn quốc gia Bạch Mã là một điểm đến thu hút nhiều du khách, đặc biệt là khách nước ngoài mê khám phá. Cảnh vật ở đây còn hoang sơ, yên bình, có những ngày có mây trôi bồng bềnh rất đẹp.

Trekking Bạch Mã
Ảnh: Bảo Quân

Vườn quốc gia Bạch Mã được thành lập vào năm 1991, tổng diện tích tự nhiên hơn 37 nghìn ha, bao gồm trên 36 nghìn ha đất lâm nghiệp và 522 ha đất khác. Đến cổng vườn quốc gia Bạch Mã, du khách sẽ được hướng dẫn các tuyến tham quan, đi xe hơi theo con đường lên đến trạm dừng chân là 19 km.

Trekking Bạch Mã
Ảnh: Hùng Trần

Từ Ngũ Hồ đi thác Đỗ Quyên khoảng một tiếng sẽ đến nơi. Tên gọi của thác này có lẽ bởi loài hoa đỗ quyên mọc rất nhiều ở hai bên thác và thường nở rộ vào tháng 3. Đây sẽ là một trong ba điểm dừng của hệ thống cáp treo xuyên rừng nguyên sinh Bạch Mã.Trekking Bạch Mã

Tham khảo một số tour du lịch Huế của Elephant Travel:

Trekking Bạch Mã
Ảnh IG kleberancheta

Trong khi khám phá, du khách được đơn vị tổ chức tour du lịch Bạch Mã hướng dẫn cách sử dụng các dụng cụ, leo thang, di chuyển theo quy tắc nghiêm ngặt. Vọng Hải Đài là điểm cao nhất ngắm cảnh trên đỉnh núi Bạch Mã. Từ đây có thể nhìn được vịnh Lăng Cô, Hồ Truồi

Trekking Bạch Mã
Ảnh: Nguyễn Đông
Trekking Bạch Mã
Ảnh IG jaketalbot

Ở các điểm dừng chân, du khách xuống xe đi bộ, trekking vào rừng khám phá hệ sinh thái. Theo chỉ dẫn đường mòn Ngũ Hồ, đến một con suối lớn tạo thành năm hồ nước kế tiếp nhau được hợp thành bởi hai nhánh suối là Hoàng Yến và suối bắt nguồn từ thung lũng Bò Cạp.

Trekking Bạch Mã
Ảnh: Ivica Letunic
Trekking Bạch Mã
Ảnh IG minhmitmit

Thời gian này thời tiết rất đẹp với nắng vàng rực rỡ, trời trong xanh để bạn có thể tự thưởng cho mình một chuyến đi về với núi rừng, với thiên nhiên cỏ cây hoa lá, suối thác các bạn nhé!

Trekking Bạch Mã
Ảnh: Bảo Quân

Mèo Lỳ – Sưu Tầm
Nguồn: ivivu

Huế – Đà Nẵng – Hội An trip – Cung đường du lịch sắc màu nhất Việt Nam!

Điều làm nên sự thú vị cho chuyến đi là việc biết kết hợp nhiều trải nghiệm vào cùng một lúc. Một nhiếp ảnh gia trẻ tuổi đã tự dành cho mình chuyến đi khám phá kết hợp giữa ba vùng đất Huế – Đà Nẵng – Hội An và lưu lại chuyến đi của mình bằng một album ảnh với gam màu mới mẻ. Chắc hẳn sau khi ngắm nhìn bộ ảnh này, du khách cũng phải thốt lên mê hoặc rằng “đây mới chính là cung đường du lịch sắc màu nhất”!

Có thể bạn cũng quan tâm:

BẮT ĐẦU CHUYẾN ĐI TỪ HUẾ

Với bất kỳ người du khách nào thực sự có đam mê về du lịch, khám phá những cung đường mới sẽ luôn tìm cách sắp xếp thời gian và tự thưởng cho bản thân một chuyến đi. Chuyến đi mới với những điều thú vị mới, không chỉ đến một nơi mà là đi cùng một lúc nhiều nơi. Anh bạn nhiếp ảnh gia trẻ tuổi Huy Lê cũng đã dành cho mình một chuyến đi như vậy, qua cung đường Huế – Đà Nẵng – Hội An và lưu giữ lại những bức ảnh với gam màu độc đáo.

Cung đường du lịch miền trung Huế Đà Nẵng Hội An
Bắt đầu chuyến đi tại Huế. Ảnh: Huy Lê.

Ngắm nhìn bộ ảnh của Huy Lê thực sự sẽ cho bạn những cảm xúc mới mẻ về những cung đường quen thuộc. Chuyến đi bắt đầu ở xứ Huế mộng mơ, nơi mà con người ta tìm về sự cổ kính của một cố đô xưa và hòa nhịp vào cuộc sống bình dị của người dân xứ Huế.

Cung đường du lịch miền trung Huế Đà Nẵng Hội An
Cầu Tràng Tiền đón hoàng hôn. Ảnh: Huy Lê.

Nhắc đến Huế, chắc hẳn bất kỳ du khách nào cũng cảm nhận được về một xứ Huế dịu dàng và thanh thoát trong những buổi sớm hay chiều tối. Xứ Huế nên thơ từ mọi ngóc ngách, từ cuộc sống thường nhật của người dân đến các mà du khách dành cảm tình cho xứ Huế.

Cung đường du lịch miền trung Huế Đà Nẵng Hội An
Đầm Lập An tại Huế. Ảnh: Huy Lê.

Huế với nhiếp ảnh gia trẻ tuổi này chỉ đơn giản là một cảnh đón bình minh trên bãi biển Thuận An, là dạo quanh những bãi cát “khổng lồ” hoang sơ của biển Lăng Cô, là cái nắng cháy da trên mỗi trưa đạp xích lô qua cầu xứ Huế, cầu Tràng Tiền ẩn mình sau hàng phượng đỏ hay đơn giản là hằng ngày phải dậy thật sớm để dọn hàng quán nhiều sắc màu ra chợ Đông Ba. Tất cả đã hòa quyện vào tạo nên chuyến đi ý nghĩa của Huy Lê về một xứ Huế giản đơn.

Cung đường du lịch miền trung Huế Đà Nẵng Hội An
Hoàng hôn xứ Huế. Ảnh: Huy Lê.
Cung đường du lịch miền trung Huế Đà Nẵng Hội An
Huế là nơi nuôi sống ta. Ảnh: Huy Lê.

Tham khảo tour du lịch Huế từ Elephant Travel:

DỪNG CHÂN MỘT KHOẢNG TẠI ĐÀ NẴNG

Qua đèo Hải Vân, chàng nhiếp ảnh gia trẻ tuổi Huy Lê này lại đặt chân đến Đà Nẵng – thành phố mà người ta hay gọi rằng đó là “thành phố đáng sống của Việt Nam”. Du lịch Việt Nam phải một lần đặt chân đến Đà Nẵng mới cảm nhận được sự thú vị tột cùng mà thành phố này đem lại cho du khách.

Cung đường du lịch miền trung Huế Đà Nẵng Hội An
Đà Nẵng khi nhìn từ trên cao. Ảnh: Huy Lê.

Người ta thường nghe về Đà Nẵng như là điểm du lịch thiên đường với cung đường biển cuốn hút, thành phố biển, thành phố của những cây cầu. Đà Nẵng qua lăng kính của Huy Lê mang màu sắc nhộn nhịp, là hình ảnh những buổi sớm mai của ngư dân khơi xa trở về từ mẹ biển với những thuyền đầy ắp cá, tôm. Là cảnh người dân nhộn nhịp chọn lựa cho mình những mẻ cá tươi ngon, để bắt đầu một ngày mưu sinh ở chợ.

Cung đường du lịch miền trung Huế Đà Nẵng Hội An
Ngư dân Sơn Trà sống là vậy! Ảnh: Huy Lê.
Cung đường du lịch miền trung Huế Đà Nẵng Hội An
Chạy trên bờ biển. Ảnh: Huy Lê.
Tham khảo: Du lịch Bà Nà | Du lịch Cù Lao Chàm
Cung đường du lịch miền trung Huế Đà Nẵng Hội An
Tán gẫu. Ảnh: Huy Lê.

Hay cũng có khi Đà Nẵng trở nên thanh bình với sự hùng vĩ của thiên nhiên. Hình ảnh về một bán đảo Sơn Trà rực rỡ trong màu xanh tự nhiên, có rừng bao la, của biển lớn ôm trọn Đà Nẵng, của cảng Sơn Trà tấp nập thuyền lớn và của mây trời tuổi trẻ. Có khi Đà Nẵng lại trở về thanh tịnh và an yên với hình ảnh chùa Linh Ứng như sức mạnh để bảo vệ Đà Nẵng.

Cung đường du lịch miền trung Huế Đà Nẵng Hội An
Bình yên một thuở Đà Nẵng. Ảnh: Huy Lê.
Cung đường du lịch miền trung Huế Đà Nẵng Hội An
Mây trời và chùa Linh Ứng. Ảnh: Huy Lê.

KẾT THÚC TẠI HỘI AN

Điểm dừng của cuộc hành trình tìm đến cung đường du lịch sắc màu nhất của chàng trai nhiếp ảnh gia Huy Lê chính là phố cổ Hội An. Hội An dường như đã là một địa điểm du lịch khá quen thuộc không chỉ đối với du khách trong nước mà còn đối với du khách nước ngoài khi du lịch Việt Nam nhưng dường như qua bộ ảnh của Huy Lê, mọi thứ về du lịch Hội An đều trở nên mới mẻ hơn cả. Nét mới mẻ từ cái nhìn quen thuộc – là vẻ đẹp Hội An qua bộ ảnh của Huy Lê.

Cung đường du lịch miền trung Huế Đà Nẵng Hội An
Đến mê Hội An. Ảnh: Huy Lê.

Trước hết đó là một Hội An thường nhật. Hội An của người dân nơi đây, những con người chân thành và bình dị. Hội An của bà cụ già chờ đợi du khách đến tham quan hàng quán của mình, của một ông cụ dậy sớm để dạo quanh khu phố cổ. Đó là Hội An với những gánh hàng rong đầy những hoa quả thơm ngon.

Cung đường du lịch miền trung Huế Đà Nẵng Hội An
Đây là Hội An thực sự. Ảnh: Huy Lê.
Cung đường du lịch miền trung Huế Đà Nẵng Hội An
Những gánh hàng rong Hội An. Ảnh: Huy Lê.

Tiếp đến, Hội An là một cảnh sắc rực rỡ trong màu cổ điển với những dãy nhà được sơn vàng, chấm phá trên đó là khung cửa gỗ và mái ngói rêu phong, làm nên sắc hình đặc trưng của Hội An. Đến tối, Hội An lại trở nên đậm đà với hình ảnh những chiếc đèn lồng được thắp sáng dọc các đường đi, hoặc ở những hàng bán lồng đèn.

Cung đường du lịch miền trung Huế Đà Nẵng Hội An
Mảng màu cổ kính phủ lên Hội An. Ảnh: Huy Lê.
Cung đường du lịch miền trung Huế Đà Nẵng Hội An
Rực rỡ giữa lồng đèn. Ảnh: Huy Lê.

Hội An còn là cuộc sống của người dân. Người ta sống nhờ Hội AnHội An sống được là nhờ những mảnh ghép tinh thần của nơi đây. Hội An với những chiều dọc theo bờ sông Hoài, thương thương nhớ nhớ về những chiếc thuyền đưa khách. Hội An là chiều chiều ghé vào một quán ven sông, thưởng thức tô cao lầu giòn dai, một ly chè bắp nóng ấm lòng hay một ổ bánh mì “ngon nhất thế giới”. Vậy đó mà bình yên!

Cung đường du lịch miền trung Huế Đà Nẵng Hội An
Dạo quanh sông Hoài. Ảnh: Huy Lê.
Cung đường du lịch miền trung Huế Đà Nẵng Hội An
Thưởng thức những món ăn Hội An. Ảnh: Huy Lê.

Bằng những sáng tạo riêng của mình, chàng nhiếp ảnh gia trẻ tuổi Huy Lê đã tự tặng riêng cho mình bằng một bộ ảnh đánh dấu một chuyến đi ý nghĩa. Và cũng qua đó, Huy Lê đã dành cho những con người đam mê du lịch những xúc cảm mới, để có được những chuyến đi tươi hơn, sâu đậm hơn!

Thu Huyền – Mytour.vn

Từ Huế đi Hội An bao nhiêu km?

Từ Huế đi Hội An bao nhiêu km? Hội An là một địa điểm du lịch nổi tiếng thuộc tỉnh Quảng Nam. Đến đây, bạn sẽ bị thu hút bởi vẻ đẹp trầm mặc và cổ kính của nó. Nhờ đó, Hội An hằng năm thu hút rất nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Bên cạnh đó, Hội An có nhiều ngôi nhà cổ, kiến trúc phong phú thật sự là một điểm đến tuyệt đẹp cho những ai ưa thích khám phá, chụp ảnh…

Có thể bạn cũng quan tâm:

Khi đi công tác hoặc du lịch từ Huế đến Hội An, bạn có thể di chuyển bằng phương tiện cá nhân theo tuyến đường duy nhất là dọc theo Quốc lộ 1A. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn cụ thể từng đoạn đi từ Huế đi Hội An như thế nào cho bạn.

Tuyến đường này dài 126 km, đi ô tô hết 2 giờ 46 phút

Từ Huế đi Hội An bao nhiêu km tu Hue di hoi an bao nhieu km
Từ Huế đi Hội An bao nhiêu km?

>>> Xem thêm: Du lịch Hội An <<<

Từ trung tâm Thành phố Huế, bạn hãy bắt đầu cuộc hành trình của mình theo hướng An Dương Vương và Nguyễn Tất Thành đến Đường Quốc lộ 1A tại Thủy Phù, tx. Hương Thủy. Sau đó, bạn đi được khoảng 25.8 km đường Quốc lộ 1A thì chếch sang trái vào Hầm Phước Tượng. Đi hết 3.9 km nữa thì bạn rẽ phải để tiếp tục vào đường Quốc lộ 1A. Sau khi đi hết 31.7 km nữa đến vòng xuyên, bạn hãy đi theo lối ra thứ 2 vào đường Tạ Quang Bửu/ QL1A. Sau đó, đi khoảng 1.9 km nữa thì rẽ phải tại Công Ty Vật Tư Đường Sắt Đà Nẵng vào đường Nguyễn Văn Cừ/ QL1A.

Bạn đi theo đường Nguyễn Văn Cừ/ QL1A  khoảng 2.1 km nữa thì đi tiếp đường Nguyễn Tất Thành đến Hòa Minh. Sau đó, bạn đi đến vòng xuyến thì đi theo lối ra thứ 2 vào Trường Chinh/ QL1A. Bạn cứ tiếp tục chạy dọc theo Quốc lộ 1A này khoảng 5 km nữa thì trái tại Công Ty TNHH Trang Huyền Nguyễn vào Lê Đại Hành,  Khoảng 1.7 km nữa đến vòng xuyến thì bạn hãy đi theo lối ra thứ 1 vào Nguyễn Hữu Thọ. Đi hết 1.6 km đường Nguyễn Hữu Thọ thì bạn tiếp tục chạy thẳng đến Cầu Nguyễn Tri Phương/ Võ Chí Công. Từ đây, bạn chạy khoảng 5.8 km đường Võ Chí Công rồi rẽ phải vào Trần Đại Nghĩa đi tiếp đoạn nữa là bạn đã đến được Hội An.

Từ Huế đi Hội An bao nhiêu km?
Từ Huế đi Hội An mất bao lâu?

>>>Xem thêm: Du lịch Cù Lao Chàm <<<

Lưu ý, khi đi bạn nhớ đặt sự an toàn của bản thân và những người đi cùng lên trên hết. Vì vậy, bạn cần tuân thủ đúng các luật lệ an toàn giao thông, tránh vượt đèn đỏ, không lạng lách đánh võng, không vượt tốc độ để tránh bị xử phạt lỗi vi phạm.

Từ Hội An đi các địa điểm khác tại tỉnh Quảng Nam

Khi đến Hội An, chắc hẳn bạn sẽ muốn ghé thăm những địa điểm khác tại tỉnh Quảng Nam. Do đó, dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra thông tin về khoảng các từ những địa điểm khác trong tỉnh đến Hội An cho bạn được hiểu rõ hơn.

    • Thành phố Tam Kỳ cách Hội An khoảng 50 km, đi ô tô hết 1 tiếng 13 phút.
    • Huyện Núi Thành cách Hội An khoảng 77 km, đi ô tô hết 1 tiếng 45 phút.
    • Thị xã Điện bàn cách Hội An khoảng 10 km, đi ô tô hết 21 phút.
    • Huyện Thăng Bình cách Hội An khoảng 33 km, đi ô tô hết 53 phút.
    • Huyện Bắc Trà My cách Hội An khoảng 110 km, đi ô tô hết 3 tiếng.
    • Huyện Nam Trà My cách Hội An khoảng 156 km, đi ô tô hết 4 tiếng 8 phút.
    • Huyện Nông Sơn cách Hội An khoảng 72 km, đi ô tô hết 1 tiếng 56 phút.
    • Huyện Đông Giang cách Hội An khoảng 80 km, đi ô tô hết 2 tiếng.
    • Huyện Nam Giang cách Hội An khoảng 103 km, đi ô tô hết 2 tiếng 26 phút.
    • Huyên Đại Lộc cách Hội An khoảng 35 km, đi ô tô khoảng 2 tiếng 26 phút.
    • Huyện Phú Ninh cách Hội An khoảng 51 km, đi ô tô khoảng 1 tiếng 17 phút.
    • Huyện Tây Giang cách Hội An khoảng 132 km, đi ô tô hết 3 tiếng 24 phút.
    • Huyện Duy Xuyên cách Hội An khoảng 28 km, đi ô tô khoảng 56 phút.
    • Huyện Quế Sơn cách Hội An khoảng 45 km, đi ô tô khoảng 1 tiếng 13 phút.
    • Huyện Phước Sơn cách Hội An khoảng 118 km, đi ô tô hết 2 tiếng 56 phút.
    • Huyện Tiên Phước cách Hội An khoảng 74 km, đi ô tô hết 1 tiếng 58 phút.
    • Huyện Hiệp Đức cách Hội An khoảng 61 km, đi ô tô hết 1 tiếng 33 phút.

Trên đây, chúng tôi đã đưa ra cho bạn đầy đủ những thông tin cần thiết về chuyến đi từ Huế đến Hội An. Chúc bạn sẽ có được một chuyến đi an toàn, chính xác và ngập tràn niềm vui !!

Chúng tôi có dịch vụ cho thuê xe du lịch ở miền Trung, cho thuê xe du lịch Huế các dòng xe du lịch 4 chỗ đến 45 chỗ chất lượng cao, đời mới nhất, cho thuê xe du lịch Đà Nẵng, cho thuê xe du lịch Hội An giá cả phải chăng, chu đáo nhiệt tình. Xe Huế Đà Nẵng và chiều ngược lại xe Đà Nẵng Huế.

Du lịch Huế vào mùa mưa?

Huế vốn là một thành phố yên bình, trầm mặc chìm trong những nét cổ kính từ bao đời nay. Đến Huế những ngày nắng, thành phố như có thêm sắc màu, tươi tỉnh hơn sau những nét trầm mặc. Nhưng, bạn có từng nghĩ môt thành phố buồn như Huế lại đẹp vô cùng vào những ngày mưa? Hãy thử trải nghiệm du lịch Huế vào mùa mưa cùng chúng tôi nhé.

Có thể bạn cũng quan tâm:

Ngọ Môn Du lịch Huế mùa mưa Du lich Hue mua mua
Huế đẹp vào những ngày mưa – Ảnh: Đại Đại.

MÙA HUẾ ÍT KHÁCH DU LỊCH

Mùa mưa ở Huế bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12, từ những cơn mưa xối xả, ngập lụt đến những cơn mưa dầm dề lê thê tới cả tháng 4 năm sau. Nghĩ tới ra đường ngày mưa đã ngại, huống chi là đi du lịch, tận hưởng. Thế nhưng, Huế đã rất khéo léo khi biến những cơn mưa thành “đặc sản” của đất kinh thành cũ.

Du lịch Huế mùa mưa Du lich Hue mua mua
Mưa là đặc sản của đất kinh thành cũ – Ảnh: Đại Đại.

Và chính những sự ngại ngùng của du khách đã biến thời điểm mùa mưa Huế thành mùa khá ít khách du lịch, bạn sẽ không phải lo thiếu chỗ nghỉ, chen chúc hàng quán, hay những bức hình bị vướng quá nhiều người.

Đại Nội Du lịch Huế mùa mưa Du lich Hue mua mua
Du lịch Huế mùa này ít khách du lịch.

Khi đi du lịch Huế vào mùa mưa, bạn có thể tận hưởng trọn vẹn kì nghỉ ở nơi vốn đã yên bình, và nay còn thú vị hơn khi khách du lịch khá thưa thớt, được hòa mình vào cuộc sống bình dị của thành phố Huế.

Du lịch Huế mùa mưa Du lich Hue mua mua
Tận hưởng trọn vẹn kỳ nghỉ ở Huế – Ảnh: Đại Đại.

MÙA MƯA HUẾ LÃNG MẠN NHƯ TRONG CHUYỆN CỔ TÍCH

Khó có thể phủ nhận rằng, những chuyện tình lãng mạn rất nhiều lần xuất hiện cùng với cơn mưa. Che ô và nắm tay nhau đi dạo trong cơn mưa lất phất cùng người thương, mặc áo mưa đủ màu đi thăm quan đất Huế, hối hả chạy trốn cơn mưa rào bất chợt… là những trải nghiệm khiến con người ta thêm gần nhau hơn.

Đại Nội Du lịch Huế mùa mưa Du lich Hue mua mua
Những chiếc áo mưa đủ màu trong ngày mưa – Ảnh: Đại Đại.

Có thú vị không, khi mà bất cứ hành lang, cây cầu đều có mái che như trong kiến trúc cung đình Huế biến thành nơi trú mưa tạm thời cho những cặp đôi đang xiết chặt tay nhau mặc cho mưa vẫn tuôn rơi như khúc đàn ca của trời.

Du lịch Huế mùa mưa Du lich Hue mua mua
Nét cổ kính của Huế – Ảnh: Đại Đại.

Sự lãng mạn của cơn mưa Huế đã đi vào thơ ca của giới văn nghệ sĩ, xem đó như một món quà tặng đặc biệt của đất trời. Từ những bài thơ, tranh vẽ tới âm nhạc Huế đều thấm nhuần cảm hứng do mưa Huế mang lại, thiết tha, sâu lắng và trầm buồn, tạo nên vẻ đẹp chẳng nơi nào có được làm mê đắm du khách.

Quốc học HUẾ Du lịch Huế mùa mưa Du lich Hue mua mua
Trường Quốc học Huế. Ảnh: Đại Đại.

DU LỊCH HUẾ VÀO MÙA MƯA CÒN GÌ TUYỆT BẰNG THƯỞNG THỨC NHỮNG MÓN ĂN NÓNG HỔI

Ẩm thực Huế vô cùng đa dạng, và giá thì rẻ khỏi bàn. Từ bánh canh, bán lọc, bánh bèo, bánh xèo, bánh nậm… tới bún bò Huế, nem lụi, cơm hến… đều trở nên ngon hơn vì độ nóng hổi vào những ngày mưa. Ngoài ra, mưa sẽ giúp khách du lịch có thêm thời gian để thưởng thức sự tinh tế của các món ăn cầu kỳ của Huế.

Du lịch Huế mùa mưa Du lich Hue mua mua
Thưởng thức ẩm thực Huế.

Nhiều tín đồ ẩm thực cho rằng, quả thật trời mưa ăn gì cũng ngon, và những món ăn bình dân của xứ Huế lại khiến dạ dày của du khách phải thổn thức, bởi quá hợp thời tiết, cay nóng, dậy mùi thơm.

Bún bò Huế Du lịch Huế mùa mưa Du lich Hue mua mua
Bún bò Huế trứ danh.

NHÂM NHI TRÀ CHIỀU NGẮM MƯA TRÊN PHỐ HUẾ

Huế có rất nhiều điểm ngắm mưa lý tưởng như đồi Vọng Cảnh, lầu Ngũ Phụng (Ngọ Môn), đỉnh núi Ngự Bình, tầng cao các khách sạn dọc sông Hương… hay đơn giản chỉ là một quán café, quan trà nhìn ra đường.

Du lịch Huế mùa mưa Du lich Hue mua mua
Thử uống trà cung đình.

Chọn một tách trà nóng hổi, ấp vào tay lấy chút hơi ấm, xoa xoa lên má và thỉnh thoảng nhấp một ngụm, dăm ba câu chuyện không đầu không cuối với người bạn bên hoặc có khi ngồi một mình nhâm nhi trà nóng ngắm mưa rơi, đó là những khoảnh khắc yên bình mà bạn ít khi có được ở chốn phố thị đông đúc.

Ngọ Môn Du lịch Huế mùa mưa Du lich Hue mua mua
Khoảnh khắc yên bình – Ảnh: Đại Đại.

Và nếu tinh tế một chút, khi nhìn vào khối lượng của những ấm, chén, khay trà, dụng cụ hỏa thực… chúng ta sẽ thấy được phong cách riêng do người Huế tạo nên để phù hợp với điều kiện mưa dầm triền miên của vùng đất này.

Sông Hương du lịch Huế mùa mưa Du lich Hue mua mua
Non nước hữu tình trời đất Huế – Ảnh: Sưu Tầm

HUẾ VỚI “ĐẶC SẢN” MƯA VÀ NHỮNG HOẠT ĐỘNG GIẢI TRÍ TRONG NHÀ

Nếu như trời mưa làm các hoạt động vui chơi ngoài trời chậm lại, thì các hoạt động giải trí trong nhà lại có dịp phát triển, khiến cho mọi người có cơ hội giao lưu, chia sẻ và gần gũi nhau hơn.

Du lịch Huế mùa mưa Du lich Hue mua mua
Mưa sẽ khiến các hoạt động trong nhà phát triển hơn – Ảnh: Đại Đại.

Chẳng hạn như, mưa nhỏ thích hợp với nhu cầu tĩnh tâm, thiền định, thưởng thức thơ ca, nhạc họa, uống trà, cafe… Các tuyến điểm du lịch, thăm quan cố đô Huế ngày mưa khá đa dạng, lý tưởng từ điểm ngắm mưa tới các công trình là điểm dừng trú mưa cũng rất đẹp và phù hợp với kiến trúc chung của đất kinh thành.

Du lịch Huế mùa mưa Du lich Hue mua mua
Cafe Huế ngày mưa – Ảnh: Đại Đại.

Thêm vào đó, các phương tiện vận chuyển đặc thù của Huế mùa mưa như xích lô, thuyền rồng… các loại hàng hóa lưu niệm cũng mang dáng dấp của cơn mưa Huế. Có lẽ bạn sẽ thêm yêu mùa mưa của mảnh đất này, và biết đâu chỉ muốn tới du lịch Huế vào mùa mưa thôi.

Du lịch Huế mùa mưa Du lich Hue mua mua
Có lẽ bạn sẽ thêm yêu mùa mưa của đất Huế – Ảnh: Đại Đại.

Cuộc sống hiện đại vẫn hối hả tiếp diễn, và đâu đó người ta vẫn cần một khoảng lặng trước những bôn ba hiện tại, và Huế, đáp ứng đủ những yêu cầu của sự bình yên, tĩnh tâm, pha chút lãng mạn cổ kính, trầm buồn hơn trong những ngày mưa.

Đừng bỏ lỡ các tour du lịch Huế đang hot từ Elephant Tour, mời quý khách tham khảo dưới đây:

Hoa Cát – Mytour.vn

Đi từ sân bay Phú Bài về Huế thuận tiện nhất

Với những du khách đi du lịch Huế bằng máy bay thì việc di chuyển từ sân bay về trung tâm thành phố luôn là vấn đề được nhiều người quan tâm. Nếu bạn vẫn chưa biết cách đi từ sân bay Phú Bài về Huế như thế nào, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Có thể bạn cũng quan tâm:

Cầu Trường Tiền Từ Sân bay Phú Bài về Huế đi như thế nào
Từ Sân bay Phú Bài về Huế như thế nào?

Cách đi từ sân bay Phú Bài về trung tâm Huế

Hướng dẫn cách đi từ sân bay Phú Bài về trung tâm Huế, bạn có thể đi bằng rất nhiều loại phương tiện khác nhau như: Taxi, xe bus hoặc thuê xe đón tiễn… để di chuyển vào trung tâm thành phố Huế. Dưới đây, là hướng dẫn chi tiết về đi lại vào trung tâm thành phố Huế:

Từ Sân bay Phú Bài về Huế đi như thế nào
Sân bay Phú Bài.

Thuê taxi từ sân bay Phú Bài về Huế

Thuê taxi từ sân bay Phú Bài về trung tâm Huế khá tiện lợi, nhanh chóng, đặc biệt nếu bạn đi theo nhóm đông người. Quãng được đi từ sân bay tới trung tâm thành phố Huế khoảng 15km, thời gian đi khoảng 15-20 phút.

Taxi Từ Sân bay Phú Bài về Huế
Thuê Taxi từ sân bay Phú Bài về Huế như thế nào?

Giá taxi từ sân bay Phú Bài về Huế trên dao động trên dưới 200.000 đồng/chiều, bạn có thể thỏa thuận đi nguyên chặng hoặc dựa theo công tơ mét ở trên xe. Bạn có thể đi xe taxi đậu bên ngoài rìa sân bay, giá cả tùy theo từng loại taxi.

Một số hãng taxi uy tín, chất lượng ở Huế như: Taxi Mai Linh, Taxi Phú Xuân, Taxi Thành Đô, Taxi Thành Hưng

Tham khảo liên hệ số điện thoại của taxi sân bay Phú Bài – Huế:

  • Taxi Phú Xuân: Điện thoại: (84-234) 878787.
  • Taxi Mai Linh: Điện thoại: (84-234) 3898989.
  • Taxi Đông Ba: Điện thoại: (84-234) 848484.
  • Taxi Thành Hưng: Điện thoại: (84-234) 863863.
  • Taxi Thành Đô: Điện thoại: (84-234) 858585.

Dịch vụ xe đón tiễn từ sân bay Phú Bài về trung tâm Huế

Từ sân bay Phú bài về Huế bạn cũng có thể thuê xe đón tiễn từ sân bay Phú Bài về thành phố Huế, với các loại xe phổ biến như 4 chỗ, 7 chỗ hay 16 chỗ. Giá xe tùy thuộc vào bao nhiêu chỗ như đối với loại xe 4 chỗ có giá dao động khoảng 200.000 đồng/ chiều, xe 7 chỗ là 250.000 đồngDịch vụ đón tiễn sân bay Phú Bài của các công ty du lịch thích hợp với những du khách đi theo nhóm đông người, dịch vụ hỗn trợ 24/24 kể cả những chuyến bay lúc khuya hoặc rạng sáng.

Xe đưa đón tại Sân bay Phú Bài về Huế
Xe đưa đón tại Sân bay Phú Bài về Huế.

Đây là cách di chuyển từ sân bay Phú Bài về trung tâm thành phố Huế được nhiều người lựa chọn. Sau khi ra cửa sân bay, các bạn có thể dễ dàng tìm được những công ty du lịch có tại sân bay để di chuyển về trung tâm thành phố Huế. Lưu ý, các bạn nên hỏi trước giá cả và tuyến đường trước khi đi nhé.

Bạn có thể liên hệ theo một số địa chỉ cho thuê xe dưới đây:

  • Số 38 Võ Thị Sáu, Phường Phú Hội – điện thoại: (84) 0234.3 93 67 69.
  • Số 20 Dương Văn An, P. Xuân Phú, Tp. Huế – điện thoại: 0901 159 006 (Ms.Thảo)
  • 78 Nguyễn Phúc Thái, Huế – điện thoại: 0988 857 128.

Xe Bus sân bay Phú Bài đi Huế

Xe bus là phương tiện vận tải công cộng chủ yếu khi di chuyển từ sân bay Phú Bài về trung tâm thành phố Huế. Di chuyển bằng xe bus sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí và thích hợp với những du khách đi ít người, mang theo ít đồ.

Mạng lưới giao thông công cộng bằng xe bus từ trung tâm thành phố Huế được mở rộng khắp thành phố Huế. Khách du lịch tới Huế có thể sử dụng loại phương tiện này để đi từ sân bay Phú Bài để về trung tâm thành phố Huế hoặc ngược lại, hay đi trong trung tâm thành phố.

Tuyến số 02

  • Lịch trình: Vinh Hiền – Trạm Phú Bài – Sân bay Phú Bài – QL1A – KCN Phú Thứ – Bến xe Phía Nam – An Dương Vương – Hùng Vương – Bà Triệu – Lê Quý Đôn – Đống Đa – Nguyễn Huệ – Lê Lợi – Trần Hưng Đạo – Lê Duẩn – Bến xe Phía Bắc.
  • Khởi hành chuyến sớm nhất lúc 4h45 phút, muộn nhất lúc 21h45 phút

Tuyến số 11

  • Lịch trình xe bus: Vinh Hiền – Trạm Phú Bài – Sân bay Phú Bài – QL1A – KCN Phú Thứ – Bến xe Phía Nam – An Dương Vương – Hùng Vương – Bà Triệu – Lê Quý Đôn – Đống Đa – Nguyễn Huệ – Lê Lợi – Trần Hưng Đạo – Lê Duẩn – Bến xe Phía Bắc.
  • Khởi hành chuyến sớm nhất lúc 6h sáng, muộn nhất lúc 19h tối.

Xe bus đi từ sân bay Phú Bài tới trung tâm Huế, có tần suất từ 30 – 60 phút/chuyến. Xe trung chuyển của sân bay khởi hành tại văn phòng số 20 Hà Nội, TP. Huế. Số điện thoại: (0234) 3826826. Giá vé khi di chuyển từ sân bay Phú Bài về trung tâm thành phố Huế khoảng 50.000 đồng/người.

Phương tiện đi lại trong thành phố Huế, các bạn có thể lựa chọn một số loại xe công cộng phổ biến như:

  • Thuê ô tô con có giá khoảng 250.000 đồng300.000 đồng/ tour tham quan Lăng Minh Mạng, lăng Tự Đức, Lăng Khải Định. Di chuyển bằng ô tô con sẽ tiện lợi và thoải mái. Tham khảo dịch vụ cho thuê xe du lịch Huế của Elephant Travel dưới đây:
  • Xe bus khoảng 6.000 đồng/ lượt.
  • Xích lô: Điểm cộng của xích lô đó là được ngắm cảnh thành phố Huế tuyệt đẹp. Thuê xích lô tại Huế cũng là phương tiện được nhiều du khách yêu thích. Hiện nay ngành du lịch Huế có hỗ trợ thành lập các tổ xích lô du lịch ở các khách sạn: Hương Giang, Century, Hoa Hồng, Sài Gòn Morin, 2 Lê Lợi, 5 Lê Lợi.
  • Xe máy: Các bạn có thể thuê xe máy tại các khách sạn ở thành phố Huế, cửa hàng có giá khoảng 100.000 đồng/ ngày.
  • Thuê xe đạp: Để khám phá thành phố Huế các bạn cũng có thể thuê xe đạp với mức giá 20.00030.000 đồng/ ngày.

Hy vọng với hướng dẫn cách đi từ sân bay Phú Bài về trung tâm Huế thuận tiện nhất, quý khách sẽ có thêm nhiều thông tin về di chuyển bổ ích và có chuyến đi du lịch Huế thoải mái và dễ dàng nhất.

Đừng quên tham khảo một số tour du lịch Huế đang hot của Elephant Tour:

Từ Huế đi Vinh bao nhiêu km?

Từ Huế đi Vinh bao nhiêu km? Đến thành phố Vinh – Nghệ An, bạn sẽ được hòa mình vào khung cảnh đầy nắng gió của mảnh đất miền trung, với nhiều cảnh đẹp thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Bạn có thể dễ dàng đi từ thành phố này đến các địa điểm du lịch khác như: Cửa Lò, Làng Sen quê bác… Đặc biệt, một trong những điểm ghi dấu trong lòng du khách tại nơi đây chính là sự hiếu học cũng như sự thân thiện cởi mở của con người nơi đây.

Có thể bạn cũng quan tâm:

Du lịch Nghệ An Từ Huế đi Vinh bao nhiêu km
Từ Huế đi Vinh bao nhiêu km?

Khi đi du lịch hay công tác từ Huế đến Thành phố Vinh, bạn có thể di chuyển bằng phương tiện các nhân theo nhiều tuyến đường khác nhau. Có hai tuyến đường đi từ Huế đến Vinh để bạn tham khảo và lựa chọn.

Tuyến đường thứ nhất: Qua Quốc lộ 1A, khoảng 367 km, đi ô tô hết 6h33 phút

Từ Huế đi Vinh bao nhiêu km
Từ Huế đi Vinh bao nhiêu km?

Từ trung tâm Tp Huế, bạn hãy bắt đầu cuộc hành trình của mình theo hướng Bắc lên Hoài Thanh về phía Bùi Thị Xuân. Sau đó, Tại vòng xuyến, đi theo lối ra thứ 3 qua cầu Dã Viên. Đi tiếp đến vòng xuyến thứ hai thì đi theo lối ra thứ 2 vào đường Lê Duẩn. Từ đây, bạn đi khoảng 2.8 km nữa thì tiếp tục vào đường Lý Thái Tổ/Đặng Tất, rồi qua đường Lý Nhân Tông.

Bạn đi khoảng 6.5 km đường Lý Nhân Tông thì đến vòng xuyến hãy đi theo lối ra thứ nhất vào đường Cách Mạng Tháng Tám/QL1A. Sau đó, bạn chạy xe dọc theo đường QL này khoảng 109 km thì rẽ phải đi thêm 33 km nữa thì tiếp tục rẽ phải vào hướng QL1A. Bạn đi hết 20.7 km đường này sẽ đến vòng xuyến thì đi theo lối ra thứ nhất và vào QL1A. Từ đây, bạn cứ tiếp tục cuộc hành trình dọc theo đường QL1A đến đường Bùi Cầm Hổ/QL8B. Bạn đi hết 16.3 km đường Bùi Cầm Hổ/QL8B thì rẽ phải vào 1A/Nguyễn Du. Từ đây, bạn đi một đoạn khoảng 3 km nữa là đến được Tp. Vinh, Nghệ An.

Tuyến đường thứ hai: Qua Quốc lộ 15 và Đường Quốc lộ 1A, khoảng 388 km, đi ô tô hết 7 giờ 31 phút

Từ Huế đi Vinh bao nhiêu km
Từ Huế đi Vinh bao nhiêu km?

Từ trung tâm Thành phố Huế, bạn cũng bắt đầu cuộc hành trình của mình theo hướng đi ở tuyến đường thứ nhất. Bạn đi theo Lê Duẩn và Lý Nhân Tông đến Cách Mạng Tháng Tám/QL1A tại Hương Văn, thị xã Hương Trà. Sau đó, bạn đi dọc theo đường Quốc lộ 1A đến Hội Đồng Nhân Dân – Ủy ban nhân dân Xã Quảng Thọ  thì rẽ trái vào Quang Trung/QL12A. Từ đây, bạn đi hết 50.7 km đường Quang Trung/QL12A thì rẽ phải tại Cửa Hàng Vật Liệu Xây Dựng Sơn Hường. Đi thẳng được 27.3 km nữa thì bạn hãy rẽ phải vào đường Hồ Chí Minh/QL15. Từ đây, bạn cứ chạy xe theo QL15 rồi sau đó rẽ phải vào ĐT6 được 8.3 km nữa thì rẽ trái vào đường Xô Viết Nghệ Tĩnh/QL1A. Sau đó, bạn đi thêm 8.3 km nữa thì lại rẽ phải vào Bùi Cầm Hổ/QL8B. Từ đây, bạn tiếp tục cuộc hành trình như ở tuyến đường thứ nhất là sẽ đến được Vinh.

Chú ý: chấp hành đúng luật lệ an toàn giao thông. Không được phép vượt đèn đỏ, bắn tốc độ để tránh bị xử phạt lỗi vi phạm.

Ngoài ra khi đi từ Huế đến Vinh tỉnh Nghệ An, bạn cũng sẽ đi qua rất nhiều địa danh du lịch nổi tiếng như thánh địa La Vang, thành cổ Quảng Trị, du lịch Phong Nha, Du lịch động Thiên Đường… nếu có thể bạn nên ghé thăm thú cũng được.

Khi đến Thành phố Vinh, chắc hẳn bạn sẽ còn muốn ghé thăm nhiều nơi tại Nghệ An. Dưới đây chúng tôi sẽ đưa ra cho bạn thông tin về khoảng các từ những nơi đó đến Vinh.

    • Thị xã Cửa Lò cách Vinh 16 km, đi ô tô khoảng 26 phút
    • Thị xã Hoàng Mai cách Vinh 73.3 km, đi ô tô khoảng 1h30 phút
    • Thị xã Thái Hòa cách Vinh 107 km, đi ô tô khoảng 2h22 phút
    • Huyện Anh Sơn cách Vinh 103 km, đi ô tô khoảng 2h15 phút
    • Huyện Con Cuông cách Vinh 138 km, đi ô tô khoảng 3h5 phút
    • Huyện Diên Châu cách Vinh 45.1 km, đi ô tô khoảng 1h
    • Huyện Quỳ Hợp cách Vinh 123 km, đi ô tô khoảng 2h52 phút
    • Huyện Quỳnh Lưu cách Vinh 70.4 km, đi ô tô khoảng 1h30 phút
    • Huyện Đô Lương  cách Vinh 56.5 km, đi ô tô khoảng 1h27 phút
    • Huyện Hưng Nguyên cách Vinh 10.6 km, đi ô tô khoảng 22 phút
    • Huyện Quỳ Châu cách Vinh 144 km, đi ô tô khoảng 3h11 phút
    • Huyện Kỳ Sơn cách Vinh 229 km, đi ô tô khoảng 4h54 phút
    • Huyện Nam Đàn cách Vinh 21.5 km, đi ô tô khoảng 34 phút
    • Huyện Nghĩa Đàn cách Vinh 98.2 km, đi ô tô khoảng 2h
    • Huyện Nghi Lộc cách Vinh 22.2 km, đi ô tô khoảng 37 phút
    • Huyện Quế Phong cách Vinh 169 km, đi ô tô khoảng 3 h44 phút
    • Huyện Tân Kỳ cách Vinh 75.9 km, đi ô tô khoảng 1h53 phút
    • Huyện Thanh Chương cách Vinh 55.1 km, đi ô tô khoảng 1h17 phút
    • Huyện Tương Dương cách Vinh 177 km, đi ô tô khoảng 3h50 phút
    • Huyện Yên Thành cách Vinh 62.3 km, đi ô tô khoảng 1h36 phút

Trên đây là tất cả những thông tin cần thiết cho chuyến đi từ Huế đến thành phố Vinh. Với những thông tin này, chúc bạn sẽ có được một cuộc hành trình may mắn, chính xác và ngập tràn niềm vui!

Chúng tôi có dịch vụ cho thuê xe du lịch ở miền Trung, cho thuê xe du lịch Huế các dòng xe du lịch 4 chỗ đến 45 chỗ chất lượng cao, đời mới nhất, cho thuê xe du lịch Đà Nẵng, cho thuê xe du lịch Hội An giá cả phải chăng, chu đáo nhiệt tình. Xe Huế Đà Nẵng và chiều ngược lại xe Đà Nẵng Huế.
Dịch vụ cho thuê xe miền Trung

Danh mục

Bài viết mới nhất


zalo-icon